Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cũng như nhiều loại thuốc chữa bệnh khác, vắc xin cũng có những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng. Vậy dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không?
Trước khi hiểu rõ dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không, các bạn cũng nên biết bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp do vi khuẩn Clostridium tetani thường sống trong cống rãnh, phân động vật, đồ kim loại bị gỉ sét, đất, bùn,... gây ra.
Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương hở,… hoặc do nạo phá thai trong những điều kiện không vệ sinh, tiêm chích nhiễm bẩn hoặc có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật,... Theo đó, người bị bệnh uốn ván có thể chết vì suy hô hấp rối loạn thần kinh, hoặc trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Khi có ý định mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định các mẹ tiêm phòng các loại vắc xin ngừa các loại bệnh như rubella, cảm cúm, bạch hầu, ho gà, uốn ván,... Trong đó, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm bắt buộc để phòng ngừa uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho trẻ sau khi chào đời. Trong một số trường hợp, bà bầu sẽ bị dị ứng khi tiêm phòng uốn ván.
Bên cạnh đó, khi bị thương, nếu vết thương bị lấm bẩn và sâu, bám đất hoặc phân động vật, bạn nên gặp bác sĩ để được chích ngừa uốn ván (nếu trong vòng 5 năm bạn vẫn chưa được tiêm nhắc lại, hoặc không chắc lần cuối cùng bạn tiêm là cách đây bao lâu). Ngoài ra, các bạn cũng nên gặp bác sĩ để được tiêm uốn ván nếu trong vòng 10 năm vẫn chưa được chích vắc xin uốn ván. Thế nhưng, dị ứng khi tiêm phòng uốn ván và những biểu hiện khác có nguy hiểm hay không, bạn có biết?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi)
Sau 5 mũi tiêm phòng, bạn sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt độ tuổi sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ có thể đạt 98 - 100%. Và khi phụ nữ mang thai chỉ cần tiêm 2 liều là bạn có thể bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh. Nếu thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván theo nguyên tắc sau: thời gian tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi thứ 2 tiêm trước khi sinh ít nhất 15 ngày.
Thời gian thích hợp để thai phụ tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kì. Mũi thứ hai tiêm sau đó 1 tháng. Nếu bà bầu đã tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Sau khi tiêm phòng, bà bầu có thể gặp phải một vài phản ứng phụ. Vậy dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không?
Những người có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván cao
Những người dọn rác, dọn vệ sinh cống rãnh hoặc những người làm việc ở các trang trại hoặc nông trường chăn nuôi gia súc gia cầm, công nhân xây dựng tại các công trường,... cần được tiêm miễn dịch 3 liều trong thời gian 6 tháng, để có được tác dụng bảo vệ 5 năm, sau 5 - 10 năm tiêm nhắc lại 1 liều để có tác dụng phòng bệnh uốn ván suốt đời.
Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong vòng 5 năm thì không cần tiêm phòng uốn ván nữa.
Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì cần tiêm ngay 0,5ml vắc xin uốn ván.
Nếu bệnh nhân không nhớ rõ đã tiêm trước đó hay chưa thì tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vắc xin bằng 2 bơm tiêm và tiêm ở hai vị trí khác nhau. Sau hai tuần tiêm nhắc lại một liều vắc xin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml. Vậy dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không các bạn đã biết chưa?
Cũng như rất nhiều loại thuốc chữa bệnh khác, vắc xin cũng có những phản ứng phụ sau khi tiêm. Những phản ứng tại chỗ thường hay gặp là đau ở chỗ tiêm, cảm giác đau thường kéo dài từ một vài giờ đến hơn 1 ngày. Bên cạnh đó, dị ứng khi tiêm phòng uốn ván là một trong những biểu hiện thường gặp nhất, việc xuất hiện các quầng đỏ, sốt 38 - 39 độ C cũng là những biểu hiện sẽ gặp sau khi tiêm phòng.
Các phản ứng phụ này nói chung là nhẹ và sẽ tự mất đi sau 1 - 2 ngày. Đôi khi có nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm vùng tiêm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh. Dị ứng khi tiêm phòng uốn ván thực chất chỉ là một trong những phản ứng phòng vệ thông thường của cơ thể, chính vì thế, các bạn cũng đừng nên quá lo lắng nhé.
Vậy uốn ván là bệnh gì, trường hợp nào nên tiêm phòng uốn ván, dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm hay không, các bạn đã biết rồi phải không? Uốn ván là một căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, chính vì thế các bạn hãy lưu ý tiêm phòng để chủ động phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh nhé!
Linh Lê
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.