Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh uốn ván có chữa được không?

Ngày 23/02/2019
Kích thước chữ

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván tên Clostridium tetani gây ra. Vậy nguyên nhân bệnh uốn ván là gì và bệnh uốn ván có chữa được không?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván tên Clostridium tetani gây ra. Vậy triệu chứng bệnh uốn ván như thế nào và bệnh uốn ván chữa được không?

1. Hiểu biết về bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nên bởi trực khuẩn Clotridium tetani và ngoại độc tố hướng thần kinh của nó. Clotridium tetani là trực khuẩn kỵ khí, gram (+), sinh nha bào. Nha bào uốn ván gặp nhiều ở trong đất, phân người và súc vật. Nha bào uốn ván có sức đề kháng mạnh với nhiệt và các thuốc sát trùng. Để biết được uốn ván chữa được không? Ta cần biết tới phương thức bệnh hình thành như thế nào trước nhé!

Bệnh uốn ván có chữa được không? 1Bệnh uốn ván xảy ra do Nha bào trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết rách da, hở da nhiễm trùng

Ban đầu Clotridium tetani sinh ngoại độc tố hướng thần kinh và gây bệnh do ngoại độc tố này. Độc tố uốn ván từ vết thương lan truyền đến thần kinh trung ương theo đường thần kinh hướng tâm và đường máu.

Tiếp đó, độc tố gắn vào các tế bào thần kinh ở các trung tâm vận động tại các tổ chức lưới, cầu não, hành não và tủy sống, ngăn cản sự giải phóng các chất trung gian hóa học như Glycin, Gama amino Butyric Acid (GABA) có tác dụng ức chế sự hoạt động của neuron vận động alpha ở sừng trước tủy sống.

Do đó, làm mất khả năng ức chế hoạt động của neuron vận động alpha dẫn đến co cứng cơ. Mỗi khi có kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể sẽ xuất hiện các cơn co giật cứng. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là trạng thái co cứng liên tục và có những cơn co giật cứng. Khởi đầu là co cứng cơ nhai, sau lan ra các cơ mặt, các cơ ở thân mình và tứ chi.

Đường lây: Nha bào xâm nhập cơ thể qua các vết thương ở da và niêm mạc. Vết thương có thể nhỏ và kín đáo như vết kim tiêm, ngoáy tai, xỉa răng, gai đâm… Đến các vết thương lớn, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, chiến đấu. Đôi khi có thể gặp sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn… do các dụng cụ bị nhiễm nha bào uốn ván. Trước khi biết được uốn ván chữa được không thì việc nắm phương thức lây truyền cũng sẽ giúp chúng ta hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc bệnh này.

2. Triệu chứng bệnh uốn ván

Triệu chứng uốn ván:

Uốn ván biểu hiện khởi phát sau chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất.

Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân. Lúc đầu, sẽ có tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, gây tình trạng nuốt khó và cứng . Cùng với đó là đau các cơ cổ, vai, lưng, các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi.

Bệnh uốn ván có chữa được không? 2Đau co cứng các cơ là triệu chứng điển hình nhất của bệnh uốn ván

Do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng. Khi thấy người bệnh có những dấ hiệu này thì liệu bệnh uốn ván chữa được không? Tốt nhất chúng ta nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ có phương án điều trị

Ở một số người bệnh, sẽ xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau này làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn đau có thể lặp đi lặp lại và có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Có 3 mức độ bệnh cần lưu ý:

  • Ở mức độ nhẹ: bệnh nhân chỉ bị cứng cơ hoặc có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào. Với mức độ nhẹ này thì uốn ván chữa được không? Bệnh sẽ có thể được chữa hoàn toàn khỏi nếu bệnh nhân được đưa tới bệnh viện kịp thời.
  • Thể vừa: người bệnh có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng.
  • Trường hợp đã bị nặng: bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không có dấu hiệu sốt). Các phản xạ gân sâu tăng. Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật chẳng hạn như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, bị sốt cao, vã mồ hôi. Một số biến chứng về tim mạch cũng có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng nguy hiểm khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.

Uốn ván sơ sinh:

Thường khởi phát vào 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng. Nhiều  mẹ lo lắng rằng uốn ván chữa được không? thì thông thường trường hợp bé chữa được rất khó, do bé thường bị uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp.

3. Bệnh uốn ván chữa được không?

Bệnh uốn ván có chữa được không? 3Tiêm kháng sinh là cách diệt tế bào tạo ngoại độc tố dứt điểm hiệu quả nhất

Như vậy, nếu không may bị bệnh thì uốn ván chữa được không? Theo các bác sĩ thì nguyên tắc điều trị là:

  • Tốt nhất là phải diệt trừ vi khuẩn gây bệnh, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ. Tiếp theo là theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân phải được chăm sóc trong một căn phòng thoáng, yên tĩnh để giám sát và theo dõi tình trạng tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích.
  • Duy trì và bảo vệ đường thở của người bệnh. Việc quan trọng tiếp là xử lý vết thương, viết nhiễm trùng sạch sẽ, loại bỏ triệt để các dị vật.
  • Dùng kháng sinh: đây là cách tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Các bác sĩ hay dùng một trong các thuốc như sau: penicillin 10 – 12 triệu đơn vị tiêm mỗi ngày x 10 ngày hay metronidazol 500mg mỗi 6 giờ hay 1g mỗi 12 giờ hoặc dùng clindamycin, erythromycin. Đồng thời, phải song song điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.
  • Ở vết thương thì để làm giảm tỷ lệ tử vong: kịp thời dùng globulin miễn dịch uốn ván của người. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi bắt đầu xử lí vết thương.
  • Kiểm soát các cơn co cứng: Để biết rằng uốn ván chữa được không thì việc kiểm soát các cơ co cứng này rất qua trọng. Dùng một hay phối hợp các thuốc sau đây: diazepam được sử dụng phổ biến: lorazepam, chlorpromazin, barbiturat. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp cùng với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng dọa ngừng thở.
  • Điều trị hỗ trợ: Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thở máy; bù nước và điện giải, vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ, tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi,phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa. Với những trường hợp này uốn ván chữa được không liên quan tới tình trạng bệnh nhân có tiếp nhận được điều trị hỗ trợ này không.
  • Dùng vắc xin gây miễn dịch chủ động: Để tránh tình trạng lo lắng uốn ván chữa được không và có nguy cơ mắc lại nữa không thì tất cả bệnh nhân nên được tiêm vắc xin phòng bệnh và sau khi bệnh đã phục hồi.

Vậy bây giờ chúng ta không còn lo lắng rằng uốn ván chữa được không nữa nhé bởi vì đã có câu trả lời rồi. Việc tốt nhất chúng ta nên làm là hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng cách tiêm vắc xin uốn ván. Trong trường hợp mắc bệnh thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện để có thể nhận được điều trị kịp thời của bác sĩ nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:uốn ván