Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 22/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hầu hết chúng ta đều cho rằng việc cơ thể đổ nhiều mồ hôi do thời tiết quá nóng bức hoặc do vận động quá nhiều. Trên thực tế, đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể với mục đích nhằm đào thải độc tố và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Một câu hỏi đặt ra: Đổ mồ hôi nhiều có tốt không?

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3 - 5% dân số đang gặp phải tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái cũng như bất tiện mà chỉ những người đang mắc phải tình trạng này mới hiểu nỗi khổ. Trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể, điều này có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng nhiệt độ cũng như loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều 1 Đổ mồ hôi nhiều có tốt không?

Tuy nhiên, nếu tình trạng mồ hôi tăng tiết quá nhiều và thường xuyên gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày thì rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh báo của rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.

Cụ thể:

Hội chứng tăng tiết mồ hôi do tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật: Đây là bệnh bệnh lý có tính di truyền, mồ hôi thường đổ ra ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu, nách và mặt… Tình trạng này càng tăng khi tâm trạng của bạn quá căng thẳng.

Tăng tiết mồ hôi do nhiễm trùng: Nhiễm trùng lao là nguyên nhân hay gặp nhất. Ở người mắc bệnh lao, mồ hôi đổ nhiều vào lúc chiều tối và nửa đêm đi kèm với những triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, sụt cân nhanh và ho dai dẳng kéo dài... Khi thấy xuất hiện các biểu hiện cũng như triệu chứng này, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Cường giáp: Ở người mắc cường giáp, các hormone tuyến giáp hoạt động quá mức gây kích thích các tuyến mồ hôi dẫn đến mồ hôi đổ nhiều hơn bình thường. Nếu nhận thấy các dấu hiệu như tiết nhiều mồ hôi kèm với các triệu chứng như: Mất ngủ, hồi hộp hay lo lắng, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, mắt lồi... thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện khám.

Việc phát hiện, thăm khám và chẩn đoán sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn, bởi nếu tình trạng cường giáp không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tim mạch và các cơ quan khác của cơ thể.

Hạ đường huyết: Người có tình trạng hạ đường huyết, lượng đường trong máu hạ thấp có thể gây kích thích hệ thần kinh giao cảm tăng bài tiết hormone adrenaline từ đó dẫn đến tăng tiết mồ hôi kèm theo tim đập nhanh... Bên cạnh đó, khi đường huyết hạ thấp, bạn sẽ rất dễ bị chóng mặt thậm chí là ngất xỉu. 

Ung thư: Một trong những triệu chứng sớm của bệnh ung thư là tình trạng mồ hôi tiết ra nhiều bất thường, nhất là vào ban đêm. Các bệnh ung thư như ung thư máu, bệnh bạch cầu, u lympho, u tế bào crom... Tình trạng tăng tiết mồ hôi kèm theo biểu hiện mệt mỏi, sưng hạch, sốt cao và ớn lạnh… thường gặp ở các bệnh lý: Ung thư máu, bệnh bạch cầu, u lympho…

Rối loạn nội tiết: Việc thiếu hụt hormone estrogen và testosterone ở cả nam và nữ có thể khiến cơ thể truyền thông tin sai lệch đến não, khi này não cho rằng cơ thể đang bị nóng dẫn đến cơ thể tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt.

Bệnh đái tháo đường: Tăng tiết mồ hôi quá mức là biến chứng gặp nhiều ở những đối tượng mắc đái tháo đường.

Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều 2 Đổ mồ hôi nhiều là triệu chứng thường gặp của những đối tượng mắc đái tháo đường

Cơ thể có rối loạn chuyển hóa đường huyết gây biến chứng lên hệ thần kinh, kích thích hệ thần kinh giao cảm hoạt động sai lệch dẫn tới rối loạn hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh mắc đái tháo đường cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời duy trì thói quen sinh hoạt khoa học.

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một vài loại thuốc có tác dụng phụ gây tiết mồ hôi nhiều phải kể đến đó là: Thuốc điều trị bệnh tim, thuốc giảm đau, thuốc điều trị huyết áp hay thuốc chống trầm cảm…

Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác cũng có thể khiến vie thể tăng tiết mồ hôi như: Tâm lý bị ảnh hưởng gây xúc động mạnh hay lo lắng căng thẳng quá mức, phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh, có thói quen ăn quá nhiều đồ cay nóng, người thừa cân béo phì…

Cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều

Trường hợp đổ nhiều mồ hôi do vận động quá nhiều hay tập luyện quá sức thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi đây là tình trạng tăng tiết mồ hôi sinh lý. Điều này có tác dụng tích cực trong việc làm sạch da, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng tăng tiết mồ hôi được coi là một dấu hiệu bệnh lý. Khi đó, bạn cần phải có các biện pháp khắc phục tình trạng ra nhiều mồ hôi. Cách khắc phục tình trạng tăng tiết mồ hôi còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • Đối với trường hợp tăng tiết mồ hôi do mắc bệnh lý nào đó, để điều trị được tình trạng đổ mồ hôi nhiều, người bệnh cần điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý đó.
  • Đối với trường hợp tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật thì có 4 phương pháp điều trị chính bao gồm: Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc kháng sinh cholinergic dạng uống), điện di ion (điều trị ra mồ hôi ở tay và chân), tiêm botox (sử dụng trong công tác điều trị chứng đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, nách và lòng bàn chân) và sau cùng là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm (phương pháp này được áp dụng khi các phương pháp điều trị ở trên không hiệu quả).
Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều 3 Điện ion là một trong các phương pháp điều trị chứng ra mồ hôi tay chân

Ngoài ra, còn một số biện pháp đơn giản mà bạn đọc cũng cần phải nắm được để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi nhiều, cụ thể:

  • Duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc (khoảng 7 - 8 tiếng mỗi ngày).
  • Giữ tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực và mệt mỏi. Khi rơi vào tâm trạng lo âu hay căng thẳng bạn cần bình tĩnh lại, hít sâu thở đều để hạn chế tình trạng stress.
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ cho cơ thể.
  • Uống đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ ăn có tính cay nóng hoặc chứa hàm lượng caffeine lớn như nước có ga, ớt…
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ. Bên cạnh đó cần tạo cho bản thân một không gian sống và làm việc thoáng đãng.
  • Có thể sử dụng một số loại thảo dược giúp kiểm soát mồ hôi như bạch thược, sơn thù…
Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều 4 Tránh căng thẳng, mệt mỏi giúp hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi hiệu quả

Với những chia sẻ trên đây của Nhà Thuốc Long Châu, hy vọng có thể giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Đồng thời cũng giúp bạn đọc nắm được một số cách khắc phục tình trạng tăng tiết mồ hôi cho cơ thể. Hãy tiếp tục truy cập vào trang web của Nhà Thuốc để cập nhật những bài viết bổ ích mới nhất bạn nhé. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm