Long Châu

Độn cằm duy trì được bao lâu - Bạn đã biết chưa?

Ngày 25/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Độn cằm là phương pháp thẩm mỹ rất “được lòng” các tín đồ đam mê vẻ đẹp hoàn thiện. Qua đó, việc sở hữu chiếc cằm như ý sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống. Vậy độn cằm duy trì được bao lâu – Bạn đã biết chưa?

Ngày nay, các viện thẩm mỹ uy tín, chất lượng đã và đang đầu tư rất nhiều vào các dụng cụ và thiết bị tiên tiến, phục vụ cho việc hỗ trợ chị em cũng như những người đam mê làm đẹp có cơ hội “lột xác”- trong đó có độn cằm. Qua việc độn cằm, vẻ đẹp cũng như nhan sắc của chị em cũng được nâng cấp, giúp chị em xinh đẹp hơn và tự tin hơn.

Tuy nhiên, độn cằm duy trì được bao lâu, có duy trì được vĩnh viễn hay không là thắc mắc chung mà những ai đang có nhu cầu cải thiện dáng cằm đặt ra. Do đó, hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc về việc độn cằm duy trì được bao lâu qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Độn cằm duy trì được bao lâu – bạn biết chưa?

Đầu tiên, cho dù bạn đang có ý định muốn độn cằm tạm thời hoặc muốn độn cằm duy trì lâu dài thì cũng cần lựa chọn địa chỉ uy tín, có đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ nhiều năm kinh nghiệm nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình thực hiện cũng như hiệu quả của thẩm mỹ về sau.

Nói về thắc mắc độn cằm duy trì được bao lâu, có duy trì được vĩnh viễn hay không, điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Phương pháp bạn chọn lựa phẫu thuật, chất liệu của dụng cụ độn cằm, kỹ thuật thực hiện, cách chăm sóc sau khi phẫu thuật độn cằm, cơ địa có thích ứng với dụng cụ độn cằm hay không,… và rất nhiều yếu tố khác nữa.

Thông thường, đối với phẫu thuật độn cằm, nếu cơ thể đáp ứng tốt bạn có thể duy trì được hiệu quả từ 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, đối với phương pháp độn cằm bằng phương pháp tiêm filler, hiệu quả duy trì thường ngắn hơn, cụ thể từ 1 năm đến 1.5 năm.

Độn cằm duy trì được bao lâu - bạn đã biết chưa?1

Độn cằm duy trì được bao lâu - là thắc mắc của rất nhiều các tín đồ đam mê làm đẹp

Các phương pháp độn cằm phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp độn cằm khác nhau và tùy thuộc vào dáng cằm, nhu cầu sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe của khách hàng mà các bác sĩ thẩm mỹ sẽ có sự tư vấn sao cho phù hợp nhất cho mỗi trường hợp. Dưới đây là các phương pháp độn cằm phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo:

Độn cằm bằng sụn silicon sinh học

Là kỹ thuật độn cằm V-Line thông qua đường mổ bên trong khoang miệng tại vị trí niêm mạc môi dưới hoặc ngoài miệng tại vị trí dưới cằm. Bác sĩ sẽ đưa sụn silicon vào rồi điều chỉnh và tạo dáng cố định cho cằm. Trong trường hợp bạn muốn duy trì độn cằm lâu dài, bạn nên sử dụng sụn silicon có sự tính tương thích cao với cơ thể.

Kỹ thuật độn cằm bằng sụn nhân tạo

Đây là phương pháp phẫu thuật độn cằm vẫn được các chuyên gia và bác sĩ thẩm đánh giá là có thể đảm bảo kết quả sau 5 năm, 8 năm, 10 năm và thậm chí nhiều hơn nữa mà chiếc cằm của bạn vẫn đẹp và an toàn.

Độn cằm duy trì được bao lâu - bạn đã biết chưa?2

Với mỗi phương pháp độn cằm sẽ được duy trì việc độn cằm trong khoảng thời gian khác nhau

Kỹ thuật độn cằm bằng trượt cằm

Đối với phương pháp trượt cằm, bác sĩ sẽ cắt xương và điều chỉnh dáng cằm. Xương sau khi cắt sẽ nối lại và phát triển bình thường, giúp cằm đẹp một cách tự nhiên. Đối với phương pháp này, việc độn cằm có thể duy trì được gần như trọn đời. Cùng với phương pháp độn cằm bằng sụn nhân tạo, đây là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn.

Độn cằm bằng phương pháp tiêm filler cằm

Đây là phương pháp độn cằm bằng cách tiêm chất làm đầy (filler). Sau khi tiêm vào cằm, chất làm đầy sẽ được định hình theo ý muốn một cách nhanh chóng. Phương pháp này có khá nhiều ưu điểm như sau: Thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây đau, không cần nghỉ dưỡng, giá thành rẻ và không cần kiêng cữ quá nhiều sau khi thực hiện.

Độn cằm duy trì được bao lâu - bạn đã biết chưa?3

Phương pháp tiêm filler cằm được rất nhiều người chọn lựa

Những lưu ý khi thực hiện độn cằm

Dù bạn chọn phương pháp độn cằm nào, những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho thời gian sử dụng độn cằm được duy trì lâu hơn và hạn chế nguy cơ bị tổn thương các bạn nhé!

  • Những ngày đầu sau khi độn cằm bạn nên ăn những thực phẩm mềm, được ninh nhừ nhằm dễ tiêu hóa, tránh tổn thương vết mổ và vết tiêm như các món cháo hoặc các món súp,… Nên lưu ý rằng bạn nên thổi nguội trước khi ăn, hạn chế ăn khi thức ăn còn quá nóng.
  • Không nên ăn những loại thức ăn có nguy cơ khiến vết mổ bị ngứa, để lại sẹo lồi, sẹo thâm, mưng mủ như rau muống, hải sản và các món ăn được làm từ gạo nếp,…
  • Nên bổ sung các loại nước trái cây nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, B, E và tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích để giúp vết thương mau lành.
  • Trong tuần lễ đầu tiên sau khi độn cằm, không nên đánh răng mà chỉ nên súc miệng bằng nước muối sau mỗi lần ăn và sau đó súc miệng lại bằng nước súc miệng nhằm tránh gây ra nhiễm trùng vết thương.
  • Bạn không nên trang điểm sau quá trình phẫu thuật độn cằm hoặc tiêm filler cằm vì sẽ gây ảnh hưởng đến vết thương của cằm.
  • Vết thương sau khi phẫu thuật cần được vệ sinh theo đúng cách, tránh để vết thương bị nhiễm trùng.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và tránh tình trạng thức khuya.
  • Hạn chế để vết thương tiếp xúc ánh nắng mặt trời bởi tia cực tím sẽ gây ảnh hưởng xấu tới vết mổ. Khi bắt buộc phải đi ra ngoài, nên đeo khẩu trang y tế để bảo vệ.
  • Khi cằm chưa thật sự ổn định, bạn nên tránh hoạt động mạnh tại vùng cằm như va chạm hoặc cười lớn.
  • Bạn nên uống thuốc đầy đủ và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ thẩm mỹ.

Độn cằm duy trì được bao lâu - bạn đã biết chưa?4

Trong tuần đầu tiên sau khi độn cằm, không nên đánh răng mà hãy súc miệng bằng nước muối

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về độn cằm duy trì được bao lâu hi vọng hữu ích đối với quý độc giả. Độn cằm là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ giúp “nâng cấp” nhan sắc được rất nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, để việc độn cằm mang lại sự thành công tối đa, bạn đọc nên chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng để thực hiện bạn nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm