Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vết thương khi bị nhiễm trùng nếu như không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc nắm bắt cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng là điều giữ vai trò khá quan trọng và cần thiết.
Để đảm bảo vết thương nhanh chóng trở nên lành lặn và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra thì việc xử lý vết thương cần tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định. Rửa sạch vết thương, dùng thuốc kháng sinh, băng vết thương... Đây là các cách xử lý thường gặp trong trường hợp vết thương bị nhiễm trùng.
Vết thương khi bị nhiễm trùng thường có những dấu hiệu sau:
Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nghiêm trọng của vết thương, khu vực vết thương bị ảnh hưởng và vị trí của vết thương mà việc chăm sóc sẽ có sự khác nhau. Ngoài ra, sức khỏe của bệnh nhân cũng như thời gian bị thương cũng là một trong số các vấn đề cần lưu ý khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng.
Khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Khi vết thương bị nhiễm trùng, bạn nên dùng dung dịch sát khuẩn như Povidone, Betadine hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương. Đây là cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng rất đơn giản. Bạn có thể dùng xà phòng loại nhẹ nhàng, không gây kích ứng da để rửa sạch vết thương. Trong lúc rửa, bạn hãy cắt mở một phần của vết thương để rửa sạch.
Vi khuẩn, dịch mủ, mô hoại tử chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng. Do đó, việc loại bỏ các thành phần này để tránh trường hợp tình trạng nhiễm trùng bị lan rộng. Phương pháp thường được thực hiện đó là cắt bỏ phần hoại tử (nếu như phần hoại tử quá lớn thì có thể can thiệp bằng phẫu thuật theo sự chỉ định của các bác sĩ).
Bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh ở dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu như tình trạng nhiễm trùng vết thương ở mức độ nặng.
Nếu như vết thương ở mức độ nhẹ, bạn không nhất thiết phải băng lại mà chỉ nên dùng băng vết thương ở dạng xịt Nacurgo để tạo nên màng sinh học Polyesteramide để giúp bao phủ vết thương nhằm giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gạc mỏng hoặc băng keo cá nhân Urgo để tránh cọ xát.
Đối với những vết mổ, trong khoảng thời gian khi nằm viện, bệnh nhân sẽ được thay và tháo băng bởi các y bác sĩ. Khi xuất viện, bạn có thể để cho vết mổ thoáng và sạch nhưng vẫn cần phải ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng bằng màng sinh học Polyesteramide. Nếu như vết thương trở nên nặng hơn, bạn có thể sử dụng Nacurgo để xịt lên trước khi quấn băng để kích thích vết thương mau lành hơn.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng không nên băng kín vết thương hở sau khi đã được sát khuẩn và làm sạch. Mặc dù vậy, việc làm này sẽ khiến cho vết thương hở tiếp xúc nhiều hơn với những tác nhân gây nhiễm trùng.
Đối với quá trình lành vết thương thì việc băng vết thương hở lại sẽ không mang đến hiệu quả gì cả. Tốt nhất là bạn nên để cho quá trình làm lành vết thương được diễn ra nhanh chóng và phòng ngừa nguy cơ vết thương hở bị nhiễm trùng đó là giữ độ ẩm cho vết thương bằng cách sử dụng thuốc mỡ. Đồng thời ngăn ngừa vết thương khô, đóng vảy. Bởi khi vết thương đóng vảy thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để lành lại.
Nếu ở trong các trường hợp sau, bạn nên đến thăm khám và được theo dõi bởi các bác sĩ:
Trên đây là những lưu ý khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng. Hy vọng bạn sẽ khắc phục được vấn đề, tránh trường hợp vết thương trở nên nghiêm trọng hơn nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.