Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc hắc lào có gây ngứa không?

Ngày 16/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh hắc lào gây ra nhiều khó chịu và phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Nhiều người cảm thấy rất khó chịu khi bị ngứa ngáy liên tục. Vậy thực sự bệnh hắc lào có ngứa không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Hắc lào là một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Bệnh này thường xuất hiện ở bẹn, tay, chân, mặt, ngực… Hắc lào có thể chữa khỏi nhưng nếu để nặng thì rất khó điều trị. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Tuy hắc lào là căn bệnh phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải nhưng vẫn còn rất nhiều người ít biết về căn bệnh này. Rất nhiều người không khỏi thắc mắc như bệnh hắc lào có ngứa không. Cùng xem bệnh hắc lào có ngứa không và bệnh hắc lào có nguy hiểm không nhé.

Hắc lào là một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai Hắc lào là một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai

Bệnh hắc lào có gây ngứa không?

Bệnh hắc lào là một bệnh ngoài da, khi da bị nhiễm trùng do nấm sẽ làm tổn thương tế bào biểu bì, biểu hiện trên bề mặt tạo thành những nốt mẩn đỏ có chứa nước hoặc mủ.

Bệnh hắc lào có gây ngứa không? Câu trả lời chắc chắn là có. Đây thậm chí còn là dấu hiệu rõ ràng dễ nhận biết nhất kèm theo tình trạng nổi mẩn. Người bệnh càng gãi thì cơn ngứa càng lan rộng, nặng hơn và khó điều trị hơn.

Nguyên nhân gây ngứa khi bị hắc lào là do:

  • Vi khuẩn tập trung dưới da và các bào tử nấm bám vào da và có thể phát triển, phá hủy vùng da bị tổn thương. Ở những vị trí này, da có thể bị kích ứng, ngứa, mẩn đỏ do viêm nhiễm bên trong.
  • Bào tử nấm luôn tiết ra một loại độc tố có hại cho cơ thể. Khi chúng xâm nhập, cơ thể sẽ có cơ chế kích hoạt hệ thống miễn dịch, sản sinh ra kháng thể để chống lại. Khi quá trình này xảy ra, một lượng lớn histamin được giải phóng. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ngứa.

Các cơn ngứa cũng khác nhau về tần suất và mức độ, tùy thuộc vào mức độ bệnh. Thông thường, ngứa có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi:

  • Bệnh hắc lào mãn tính, đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng không khỏi.
  • Khi đi nắng hoặc vận động nhiều, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, mặc quần áo bó sát khiến mồ hôi không thoát ra ngoài được. Lúc này, các vi khuẩn dưới da và vi khuẩn trên bề mặt tập trung tấn công khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn.
  • Tình trạng ngứa ngáy cũng thường tăng lên về đêm và xuất hiện nhiều hơn ở các vùng nhạy cảm như lưng, ngực, mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục…

Bệnh hắc lào nếu không được khắc phục càng sớm thì người bệnh sẽ dễ bị mất ngủ, khó tập trung vào công việc, mất tự tin trong giao tiếp, cản trở mọi sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, người bệnh cần tìm mọi cách để ngăn chặn tình trạng này lây lan. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp điều trị bệnh hắc lào càng sớm càng tốt để tránh tình trạng ngứa ngáy tái phát.

Người bệnh cần kết hợp điều trị bệnh hắc lào càng sớm càng tốt để tránh tình trạng ngứa ngáy tái phát Người bệnh cần kết hợp điều trị bệnh hắc lào càng sớm càng tốt để tránh tình trạng ngứa ngáy tái phát

Cách điều trị hiệu quả tình trạng ngứa ngáy do bệnh hắc lào

Có nhiều cách giúp người bệnh khắc phục và giảm nhanh các đợt ngứa do bệnh hắc lào bùng phát. Dưới đây là một số gợi ý cho các trường hợp bệnh hắc lào cấp tính và mãn tính. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để loại bỏ triệu chứng này sớm nhất.

Mẹo dân gian giúp giảm ngứa khi bị hắc lào

Với những trường hợp nhẹ, tình trạng ngứa ít và chỉ thỉnh thoảng xuất hiện thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp này. Mẹo dân gian chữa bệnh hắc lào bằng dân gian có cách thực hiện khá đơn giản nên được nhiều người áp dụng.

Một số mẹo để giảm ngứa khi bạn bị hắc lào bao gồm:

  • Đun sôi lá chè xanh với nước sạch, dùng nước ấm rửa sạch vùng da bị hắc lào hoặc tắm toàn thân.
  • Nước cốt chanh pha loãng pha với nước và thoa đều trên da có thể giảm viêm, diệt khuẩn và giảm ngứa.
  • Thoa giấm táo đã pha loãng lên vùng da bị tổn thương hoặc tắm trong nước giấm táo để cải thiện tình trạng nấm ngoài da và ngứa trong trường hợp nghiêm trọng.
  • Dùng 3 đến 4 tép tỏi giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa là kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, giảm ngứa.
  • Nha đam trị ngứa và bổ sung độ ẩm cho da khô giúp ngăn ngừa ngứa.

Những mẹo này thường sử dụng những nguyên liệu rất đơn giản, lành tính nên vẫn đảm bảo phần nào an toàn cho người bệnh. Nhưng hiệu quả của chúng chỉ là truyền miệng, chưa được khoa học chứng minh. Bạn đọc nên cân nhắc trước khi thực hiện và không nên quá lạm dụng.

Trường hợp bệnh nặng, tốt nhất bạn nên đi khám và dùng thuốc cụ thể theo chỉ định để tránh những biến chứng không đáng có.

Thuốc Tây y giảm ngứa khi bị bệnh hắc lào

Nếu phát hiện bệnh hắc lào và có dấu hiệu ngứa lan rộng, trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ, dược sĩ và mua thuốc tây. Thông thường, các loại thuốc được sử dụng để giảm ngứa do bệnh hắc lào là kem bôi, kem chống nấm, thuốc dạng mỡ hoặc dạng gel.

Các loại thuốc được sử dụng để giảm ngứa do bệnh hắc lào là kem bôi, kem chống nấm, thuốc dạng mỡ hoặc dạng gel Các loại thuốc được sử dụng để giảm ngứa do bệnh hắc lào là kem bôi, kem chống nấm, thuốc dạng mỡ hoặc dạng gel

Các loại thuốc này được sử dụng ngoài da và bôi trực tiếp trên các vùng da bị hắc lào và ngứa. Thuốc này sẽ tạm thời ức chế hoạt động của vi khuẩn để ngăn nấm lây lan. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm cảm giác đau rát, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh.

Một số loại thuốc điều trị bệnh hắc lào thường được người bệnh lựa chọn như: Kem bôi Ketoconazol, Ciclopirox, Terbinafine, Miconazole, Fluconazole…

Các loại thuốc này không dùng bằng đường uống nên không ảnh hưởng đến chức năng nội tạng. Người bệnh có thể tự sử dụng tại nhà, chỉ cần mua loại phù hợp theo đơn, sử dụng đúng theo hướng dẫn.

Tuy nhiên, một số vùng da không phù hợp với thành phần thuốc có thể gây kích ứng, mẩn đỏ, nặng hơn là ngứa ngáy. Trước tiên, hãy thử dùng một lượng nhỏ thuốc và theo dõi thường xuyên. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy dừng ngay lập tức và hỏi ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi khi bị bệnh hắc lào có ngứa không. Bên cạnh đó, bài viết đã đưa ra những gợi ý khắc phục và phòng tránh bệnh hắc lào sao cho có hiệu quả nhất. Trong trường hợp bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà bệnh tình không thuyên giảm thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm