Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu máu là tình trạng không hiếm gặp, gây nên nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe. Bên cạnh việc dùng thuốc tây để kiểm soát thì nhân sâm là một dược liệu đầy dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và cải thiện tình trạng thiếu máu vô cùng tốt.
Thiếu máu chắc hẳn là căn bệnh quen thuộc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người ốm yếu, chế độ ăn không đảm bảo dinh dưỡng. Nếu không biết cách kiểm soát thì thiếu máu có thể gây ra một số nguy hiểm đến sức khỏe con người. Để ngăn chặn tình trạng đó, nhiều người đã sử dụng nhân sâm như một vị thuốc bồi bổ sức khỏe và cải thiện tình trạng thiếu máu hữu hiệu.
Thiếu máu là sự suy giảm lượng huyết sắc tố, giảm số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy để cung cấp cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người được xem là thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn:
Hội chứng thiếu máu có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, có thể kể đến như chống nhiễm trùng, đông máu và ngăn chảy máu quá nhiều. Thiếu máu thường có liên quan mật thiết đến tình trạng thiếu sắt.
Một số biểu hiện khi thiếu máu gồm: Da dẻ xanh xao, dễ bị ù tai, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, dễ hồi hộp, nhịp tim nhanh, dễ mệt mỏi, rối loạn nội tiết tố nữ và có thể dẫn đến mất kinh nguyệt… Tuy nhiên, không phải trường hợp bị thiếu máu nào cũng có những dấu hiệu cụ thể, bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ để biết chính xác tình trạng cơ thể của mình.
Theo kết quả của công trình nghiên cứu được đăng tải trên ScienceDirect về tác dụng của nhân sâm Hàn Quốc đối với việc hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu như sau: Nhân sâm là thảo dược đã được sử dụng phổ biến trong Đông Y và mang đến tác dụng tốt trong việc điều trị chứng thiếu máu ở người. Nhân sâm là có dược tính cao, có tác dụng tăng khả năng sản sinh máu, cải thiện tình trạng thiếu máu, ngoài ra còn giúp tăng cường miễn dịch, đặc tính chống đông máu và giãn mạch cũng đã được công nhận.
Một thí nghiệm về việc dùng nhân sâm Hàn Quốc giúp thúc đẩy quá trình tạo máu ở chuột được thực hiện bởi Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học, Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ Y cũng đã công nhận tác dụng của nhân sâm đối với chứng thiếu máu. Theo kết quả nghiên cứu, nhân sâm đã hỗ trợ tăng cường quá trình tạo tủy và tái tạo tủy xương sau khi chuột bị suy tủy. Ngoài ra, dược liệu này còn thúc đẩy sự hình thành bạch cầu, tế bào lympho, tiểu cầu và bạch cầu trung tính, giúp cải thiện trọng lượng cơ thể, lá lách và tuyến ức.
Dù biết rằng nhân sâm là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng nếu chúng ta sử dụng sai cách thì nhân sâm vẫn có thể gây ra nhiều tác hại không mong muốn. Vì thế, khi dùng sâm cho người thiếu máu bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Nên dùng nhân sâm với liều lượng vừa đủ
Nhân sâm là dược liệu quý hiếm, bổ dưỡng, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, nhân sâm có vị ngọt, tính bình, hơi đắng, tác dụng bổ khí huyết, cố thoát, giúp ích trí, điều tiết cơn khát, kiện tỳ, an thần, bổ phế, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.
Nước sâm nguyên củ Achimmadang Inbosam Biok Korea Root Drink có chứa dòng nhân sâm Hàn Quốc hơn 3 năm tuổi và được nhập khẩu chính hãng, kết hợp với một số dược liệu tốt cho sức khỏe người dùng.
Sử dụng nhân sâm Achimmadang Inbosam Biok Korea Root Drink có thể hỗ trợ tăng cường sự lưu thông khí huyết, rất tốt cho người bị thiếu máu. Không những vậy, nhân sâm Achimmadang Inbosam Biok Korea Root Drink còn giúp hệ miễn dịch được cân bằng thông qua khả năng điều chỉnh tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào T, tế bào B, tế bào tiêu diệt tự nhiên, đại thực bào, tạo nên chức năng nhận diện đe dọa đối với cơ thể và chống lại chúng.
Bài viết mang đến thông tin: "Thiếu máu có nên uống nhân sâm không?". Có thể thấy, nhân sâm mang nhiều lợi ích đến sức khỏe cho người bị thiếu máu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nhân sâm khi điều trị bệnh, cần phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thuốc điều trị đúng cách, thói quen nghỉ ngơi hợp lý và đặc biệt là thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.