Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trải quá trình sinh nở, ngoài nỗi lo lấy lại vóc dáng sau sinh hay tình trạng rạn da thì rất nhiều mẹ bỉm sữa còn đau đầu với tình trạng tóc bị gàu sau sinh. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng đáng lo ngại với các chị em mà là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường.
Da đầu khô cùng hiện tượng bong tróc vảy gàu gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến vẻ ngoài bị ảnh hưởng là nguyên nhân khiến không ít mẹ bầu bối rối khi xuất hiện trước mọi người. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ mang đến bạn những thông tin về nguyên nhân cũng như cách ngăn ngừa gàu hiệu quả kèm theo những phương án “thổi bay” gàu hoàn toàn tự nhiên.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng gàu ở phụ nữ sau sinh:
Sau sinh, nội tiết (estrogen) giảm xuống quá thấp, gây rối loạn hoạt động nhiều hoocmon trong cơ thể dẫn đến việc da tiết dầu nhiều hơn. Điều này góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất các tế bào mới. Hệ quả là da đầu tích tụ các tế bào chết và bị bong tróc dần gây ra gàu.
Nội tiết tố thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến các chị em bị gàu sau sinh
Nhiều mẹ bầu sau sinh gặp các vấn đề tiêu cực cảm xúc biểu hiện với các triệu chứng như trầm cảm, stress… điều này khiến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể bị rối loạn, máu kém lưu thông, da đầu và tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất làm da đầu khô, bong tróc, tóc yếu dần và rụng.
Ngoài các hóa chất, cơ thể mẹ bầu cũng nhạy cảm hơn với vi khuẩn hiện diện trên da đầu. Malassezia globosa - một loại vi khuẩn tồn tại nhờ lượng dầu tự nhiên trên da đầu và khá vô hại. Nhưng với các mẹ bầu nhạy cảm chúng cũng là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện ngứa và bong tróc da đầu.
Giai đoạn mang thai và sau sinh con, cơ thể người mẹ trở nên cực nhạy cảm với các loại hóa chất khác nhau. Sự bong tróc của các tế bào da là một phản ứng tự vệ của cơ thể phát sinh trước các tác nhân này dù trước đây bạn có thể đã quen sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc như vậy.
Thời kỳ mang thai, dưỡng chất được “tập trung” phát triển thai nhi. Sau khi sinh con, nguồn chất dinh dưỡng đó lại được “đổ” vào bầu sữa nên dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng. Theo đó, da đầu khô gây bong tróc, tóc không nhận được đầy đủ dưỡng chất từ máu nên bị hư tổn và dễ rụng.
Thiếu hụt dinh dưỡng sau sinh cũng khiến gàu xuất hiện nhiều hơn
Tỏi được biết đến với tính kháng khuẩn và diệt nấm nên dùng trị gàu rất tốt. Bạn có thể dùng tỏi băm nhuyễn mát-xa trực tiếp lên da đầu trước mỗi lần gội đầu để diệt hoàn toàn gàu.
Để tránh mùi tỏi bám trên tóc, bạn có thể trộn tỏi nghiền với mật ong và mát-xa lên da đầu thay vì chỉ dùng tỏi tươi. Quá trình ủ khoảng 5-10 phút trước khi gội sạch tóc bằng dầu gội bình thường.
Khi bôi dầu oliu lên da đầu, sẽ giảm bớt tình trạng da đầu bong thành mảng gàu, vùng da bị khô sẽ được giữ ẩm. Dầu oliu còn chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc làm đẹp, giúp làm mềm những vùng đóng gàu quá dày, tạo điều kiện da thông thoáng và cân bằng ẩm.
Với các trường hợp bị gàu nghiêm trọng, bạn có thể ủ dầu oliu lâu hơn cũng là cách khá hiệu quả để loại bỏ gàu. Bạn chỉ cần dùng 8 đến 10 giọt dầu oliu cho vào lòng bàn tay sau đó mát-xa trên da đầu của bạn. Thời gian ủ toàn bộ tóc và da đầu khoảng trong 8 tiếng. Gội sạch dầu oliu vào buổi sáng hôm sau bằng dầu gội thường hoặc dầu gội trị gàu. Bạn nên dành nhiều thời gian gội lại tóc do dầu oliu có thể gây bết dính tóc nếu không được gội sạch.
Không chỉ được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị bỏng nhẹ và dưỡng da, nha đam còn có tác dụng giúp bạn giảm ngứa do gàu gây ra. Ngoài ra, nha đam có tính sát trùng và chống viêm cùng đặc tính làm mát và giảm đau của nha đam có thể giúp làm dịu ngay cơn ngứa ngáy khó chịu.
Nha đam giúp giảm ngứa, kháng viêm giúp các mẹ hạn chế gàu khi sau sinh
Thực hiện ủ tóc bằng nha đam tươi qua đêm cũng sẽ giúp dưỡng ẩm cho da đầu của bạn. Bạn có thể dùng một loại dầu gội có chứa nha đam để có tác dụng tương tự.
Chanh có tính axit cao, có thể tiêu diệt nấm và điều chỉnh độ pH trên da đầu của bạn.
Cách thực hiện đơn giản: Thoa 2 muỗng canh nước cốt chanh lên tóc ẩm, đợi cho tóc khô rồi gội đầu lại với nước. Sau đó, trộn 1 muỗng canh nước cốt chanh với 237ml nước và sử dụng hỗn hợp này để gội lại tóc một lần nữa. Kiên trì thực hiện các bước này mỗi ngày cho đến khi bạn không còn thấy gàu. Tóc của bạn không chỉ sạch các mảng gàu trắng xóa mà còn thơm mùi chanh tươi.
Dầu dừa cũng được biết đến là một nguyên liệu trị gàu thông dụng. Dầu dừa chứa các acid béo rất hiệu quả để tiêu diệt nấm men, virus và vi khuẩn có hại lại vừa có thể dưỡng ẩm cho tóc. Do đó, trị gàu bằng phương pháp này bạn sẽ không cần lo tóc bị khô và xơ xác sau khi sạch gàu.
Trước khi tắm, bạn nên bỏ ra từ 3-5 phút để massage với dầu dừa, sau đó để tóc nghỉ trong khoảng 1 giờ. Cuối cùng, làm sạch tóc với dầu gội bình thường, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay. Điều chế dầu dừa khá đơn giản nên bạn có thể tự thực hiện ở nhà để làm đẹp cho mái tóc.
Hành tím trị gàu là cách hữu hiệu không đâu xa mà nằm ngay trong căn bếp nhà bạn. Hành khô không chỉ để làm gia vị trong nấu nướng mà còn chữa gàu rất tốt đấy!
Ủ tóc với hành tím là cách giúp các mẹ bầu trị gàu hiệu quả
Lấy khoảng 20 – 30 củ hành khô, bóc vỏ rồi giã nhuyễn, lọc lấy nước thoa trực tiếp lên da đầu hoặc cho vào một túi lưới chà xát nhẹ nhàng lên da đầu đến khi thấy nước cốt hành thấm dần đều vào da. Thời gian nên ủ tóc khoảng một giờ sau đó gội lại với nước sạch.
Bổ sung vitamin và các chất cần thiết cùng chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp các mẹ bỉm giảm gàu
Da đầu khô, bong tróc vảy gàu là nguyên nhân khiến mẹ bầu bối rối khi xuất hiện trước mặt mọi người. Các mẹ bỉm sữa không nên quá lo lắng nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình tiết sữa để nuôi bé khỏe mạnh. Việc bỏ túi những cách trị gàu đơn giản trên đây sẽ giúp các mẹ có một mái tóc suôn mượt, sạch gàu. Chúc các mẹ bỉm thành công!
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.