Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn thấy một đứa trẻ có những biểu hiện bất thường như thường xuyên tặc lưỡi, nháy mắt… thì đừng chủ quan bởi rất có thể đây là một trong những biểu hiện của hội chứng Tic. Vậy hội chứng Tic là gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết sức khỏe hôm nay nhé!
Hội chứng tic là hội chứng thường gặp ở trẻ em dưới 18 tuổi và có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hội chứng Tic. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin xoay quanh hội chứng này bạn nhé!
Tic là một dạng rối loạn vận động hay phát âm không chủ đích, xảy ra một cách bất ngờ và nhanh chóng nhưng lại lặp đi lặp lại nhiều lần. Như đã đề cập ở trên, đối tượng mắc hội chứng này thường là trẻ em dưới 18 tuổi. Hội chứng này trầm trọng khi trẻ trong độ tuổi từ 11 - 12 tuổi và giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Có nhiều trường hợp hội chứng này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn, nhưng bên cạnh đó cũng có những trường hợp trẻ phải đối mặt với nó cho đến khi trưởng thành.
Cơ chế trực tiếp gây nên tình trạng này đó là do mất cân bằng chất amidan ở não bộ. Song, biểu hiện của hội chứng Tic ở mỗi người là khác nhau.
Căn cứ vào biểu hiện của bệnh cũng như tính chất phức tạp mà người ta chia hội chứng Tic thành 4 loại chính:
Trên thực tế, hội chứng Tic không phải là một hội chứng quá hiếm gặp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc hội chứng này ở các bé trai thường cao gấp 3 lần so với các bé gái. Thêm vào đó, đây cũng không phải là hội chứng quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa khỏi được.
Các biểu hiện của hội chứng này thường không ổn định, có thể tăng hoặc giảm qua từng giai đoạn khác nhau. Các biểu hiện tuy có nhiều mức độ, song đều không gây đe dọa tính mạng. Nếu được phát hiện và điều trị đúng hướng có thể chấm dứt tình trạng bệnh một cách dễ dàng.
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng này. Song, các nhà khoa học cho rằng một số yếu tố về môi trường và sinh học có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Tic. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Các chất gây dị ứng, các chất hóa học, ảnh hưởng bởi phim ảnh và các trò chơi điện tử…
Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng Tic có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong khi một số khác lại nói rằng do những bất thường trong não cũng như các chất dẫn truyền thần kinh gây nên. Hội chứng Tic cũng có thể liên quan đến đột quỵ, nhiễm trùng, chấn thương đầu…
Ngoài ra, một số bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh tế bào gai thần kinh, bệnh Huntington và nhũn não cũng có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng Tic. Hội chứng Tic có thể phát triển nếu có những biến chứng sau sinh, trẻ nhẹ cân, trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A, mẹ bầu uống rượu hoặc hút thuốc trong thai kỳ.
Chẩn đoán hội chứng Tic không phải là một điều dễ dàng bởi các biểu hiện của Tic như khụt khịt mũi, ho… rất giống với cảm cúm thông thường. Để chẩn đoán hội chứng này, các bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng, tần suất các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của trẻ để xác định xem có bệnh lý nào tiềm ẩn nguy cơ gây hội chứng Tic không. Một số yếu tố đánh giá tình trạng bệnh bao gồm: Tuổi của trẻ khi xuất hiện triệu chứng Tic, mức độ nghiêm trọng của Tic, độ dài của các triệu chứng Tic và loại rối loạn Tic.
Để đạt được hiệu quả tốt trong việc điều trị hội chứng Tic cần sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Một số phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị hội chứng Tic bao gồm:
Để đảm bảo hiệu quả điều trị cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các bậc cha mẹ. Các bậc cha mẹ cần phải có những hiểu biết cần thiết cũng như nắm được một số lưu ý trong điều trị hội chứng Tic. Cụ thể:
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm hội chứng tic có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Nhà Thuốc Long Châu có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng Tic. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe. Đừng quên theo dõi kênh sức khỏe của Nhà Thuốc để tiếp tục cập nhật những bài viết bổ ích khác nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com