Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, chữa lang ben bằng rượu gừng là một phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến từ xưa vì tính thiên nhiên và hiệu quả cao của phương pháp này mang lại. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chữa lang ben bằng rượu gừng hiệu quả
Cách chữa lang ben bằng rượu gừng hiện nay được nhiều người tìm hiểu vì phương pháp này rất dễ thực hiện. Khi bệnh lang ben còn chưa phát triển nặng thì việc dùng rượu gừng để chữa trị là một lựa chọn hoàn hảo, dễ thực hiện và an toàn.
Bệnh lang ben là loại bệnh ngoài da do nấm lành tính gây ra, có triệu chứng thường thấy chính là các tổn thương da nông do nấm men phát triển quá tầm kiểm soát. Malassezia furfur là loại nấm được cho là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Bệnh lý này sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc nhưng tổn thương do lang ben có thể tác động tiêu cực đến thẩm mỹ và ngoại hình. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây lan và tái phát nhiều lần, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.
Ngoài việc dùng thuốc tây y để điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhiều người cũng tìm hiểu về các mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên để chữa trị lang ben. Trong đó, gừng là một trong những nguyên liệu có độ an toàn cao, lành tính, hạn chế dị ứng.
Theo kiến thức về y học cổ truyền, gừng có tên gọi khác là sinh khương có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng tán hàn, chỉ thống, ôn trung, sát khuẩn,… Vì vậy, gừng thường được dùng trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như khó tiêu, phong thấp, hắc lào, đau bụng, lang ben,…
Theo kết quả của một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho thấy, vị thuốc này chứa nhiều thành phần hoạt chất có đặc tính sát khuẩn cũng như kháng viêm. Việc làm theo các mẹo chữa lang ben bằng rượu gừng giúp hỗ trợ ức chế sự phát triển của vi nấm gây bệnh lang ben, đồng thời giúp làn da bị tổn thương phục hồi nhanh hơn.
Việc áp dụng mẹo chữa lang ben bằng rượu gừng đúng cách có thể cải thiện các biểu hiện bệnh lang ben đồng thời ngăn ngừa bệnh lan rộng và hạn chế tái nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên, mẹo này chỉ phù hợp cho những trường hợp tổn thương da ở phạm vi nhỏ, không có vết thương hở, bệnh chưa phát triển nặng.
Sử dụng rượu gừng là một trong những phương pháp dễ thực hiện và an toàn. Rượu và gừng kết hợp với nhau sẽ hỗ trợ việc trị lang ben một cách hiệu quả. Ngoài mẹo chữa lang ben bằng rượu gừng, Long Châu cũng sẽ giới thiệu đến các bạn hai phương pháp khác cũng sử dụng nguyên liệu chính là gừng.
Mẹo chữa lang beng bằng rượu gừng có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm cũng như giúp bảo vệ những vùng da lân cận, hạn chế lang ben lan rộng. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý đó chính là gừng và rượu đều có tính ấm nên mọi người cần cân nhắc khi dùng cho các vùng da nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
Cách làm:
Dùng dịch ép từ gừng tươi cũng là một trong những mẹo trị lang ben đơn giản, được nhiều người thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Trong dịch ép của gừng tươi có chứa a-camphen, b-phellandrene, eucalyptol và các gingerol,… có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển quá mức của Malassezia furfur – nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lang beng.
Cách làm:
Ngoài mẹo dùng gừng làm nguyên liệu chính thì người bệnh cũng có thể dùng gừng tươi kết hợp với chanh. Hỗn hợp này sẽ ức chế sự phát triển của nấm men và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương do lang ben hiệu quả.
Bên cạnh công dụng của gừng, các thành phần có trong chanh cũng có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng cực kỳ hiệu quả. Do đó, khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau có thể tăng tác dụng chữa trị bệnh đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành vùng da bị tổn thương.
Cách làm:
Bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin về cách chữa lang ben bằng rượu gừng cũng như các mẹo trị lang ben bằng gừng khác. Tất cả các mẹo này đều được nhiều người tin tưởng áp dụng, bạn nên làm theo đúng các bước để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được sự chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.