Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc làm cầu răng sứ mặc dù có thể giúp phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên, phương pháp này lại không mang lại kết quả trọn vẹn vì không thể ngăn được tình trạng tụt nướu, tiêu xương. Vậy làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không và cách khắc phục ra sao? Xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng sức để đảm bảo được các chức năng ăn nhai và tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, vì không có chân răng nên sau khi làm cầu răng sứ vẫn có nhiều trường hợp bị tiêu xương hàm. Từ đó khiến các mô nướu bên dưới cầu răng ngày càng bị co lại. Vậy thực tế, làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không? Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Cầu răng sứ là một loại cấu trúc giả được đặt lên bề mặt răng bằng các loại keo đặc biệt. Từ đó giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm khi bị mất răng, cải thiện chức ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng.
Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tạo dải cầu răng sứ, thường sẽ có 3 - 4 mão răng được thiết kế dính liền với nhau. Cùng với đó là 2 răng bên cạnh vị trí răng bị mất được mài đi phần men răng. Sau đó mới chụp mão sứ lên trên cùi răng thật để khôi phục lại cấu trúc răng hàm.
Trên thực tế, sau khi thực hiện cấy ghép cầu răng, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn tiếp tục diễn ra do do không có chân răng để tạo lực tác động kích thích đến vùng xương hàm. Điều này sẽ làm cho mô nướu bên dưới cầu răng sẽ dần co lại và không còn đầy đặn như trước đó. Theo thời gian sẽ khiến chiều rộng và chiều cao của xương hàm ngày càng bị sụt giảm đi. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là vùng mô nướu bên dưới cầu răng bị lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và phần răng giả.
Cấu tạo của một cầu răng sứ gồm có 2 mão răng sứ bọc lên 2 chân răng để làm trụ và 1 răng giả nằm ở giữa để thay thế cho răng đã bị mất. Về cơ bản, phương án này chỉ có thể khôi phục được phần thân răng trên nướu và lấp đầy khoảng trống của răng đã mất chứ không thể tái tạo lại được phần chân răng đã mất.
Ngoài ra, làm cầu răng sứ có bị tiêu xương hay không còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
Tiêu xương là một tình trạng thường gặp sau khi thực hiện phương pháp này. Việc tiêu xương có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hàm răng, gây ra những vấn đề về thẩm mỹ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Sau khi làm cầu răng sứ, chân răng sẽ không còn tác động đến vùng xương hàm, dẫn đến việc chiều rộng và chiều cao của xương hàm sụt giảm. Khi xương hàm bị sụt giảm, mô nướu bên dưới cầu răng sứ cũng bị co lại, không còn đầy đặn như trước đây. Biểu hiện dễ thấy nhất là vùng mô nướu bên dưới cầu răng dần lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và phần răng giả.
Khi tiêu xương xảy ra, sự ổn định của cầu răng sứ giảm, dẫn đến khả năng nhai và nói chuyện bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc tiêu xương cũng gây ra những cơn đau nhức và khó chịu khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Vì tiêu xương khiến cho mô nướu lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và phần răng giả, điều này gây ra ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, gây khó chịu và tự ti cho người bệnh. Việc không thể nhai thức ăn đúng cách cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Tình trạng tiêu xương và tụt nướu kéo dài sẽ làm cho chân răng không còn được nâng đỡ chắc chắn. Từ đó sẽ khiến răng bị lung lay và gãy rụng, gây nguy cơ mất răng thật...
Để khắc phục tình trạng tiêu xương răng và tụt nướu sau khi mất răng, cách tốt nhất là sử dụng phương pháp phục hình răng giả trồng răng Implant (cấy ghép Implant).
Với phương pháp này, trụ Implant sẽ được đặt vào vị trí bị mất răng trên xương hàm. Sau khi trụ Implant đã tích hợp vững chắc với xương hàm, nó sẽ hoạt động như một chân răng thật. Trong quá trình ăn uống hàng ngày, răng Implant sẽ tạo ra lực tác động và kích thích xương hàm. Điều này sẽ giúp duy trì được mật độ xương, ngăn chặn tiêu xương và giữ cho phần nướu không bị lõm xuống sau khi mất răng. Đây cũng là điều mà cầu răng sứ sẽ không làm được.
Các kỹ thuật hỗ trợ như nâng xoang, ghép màng xương, ghép xương có thể giúp người mất răng lâu năm và tiêu xương hàm nhiều cũng có thể trồng răng Implant. Sau khi thực hiện, các mô xương hàm tại vị trí mất răng có thể được phục hồi lại cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Không chỉ phục hồi lại được chân răng giúp bảo tồn xương hàm, trồng răng Implant còn được đánh giá cao về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Theo đó, phương pháp rồng răng Implant có thể khôi phục đến 99% lực nhai tự nhiên của hàm. Đồng thời hình dáng, kích thước và màu sắc giống như răng thật.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho vấn đề làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm cầu răng sứ để giữ cho răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh và đẹp.
Xem thêm:
Nhật Lệ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.