Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gần như tất cả mọi người đều thích đồ ngọt và yêu thích các loại thực phẩm có đường. Tuy nhiên, thay vì sử dụng đường mía để làm chất tạo ngọt, chúng ta có thể dùng cỏ ngọt để tạo vị ngọt mà không sợ béo.
Cỏ ngọt (Stavia) vẫn còn xa lạ với nhiều người, nhưng có lẽ đây là thực phẩm khá quen thuộc đối với những người ăn kiêng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Cỏ ngọt ngoài việc có thể tạo vị ngọt giống như đường mía, cỏ ngọt mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Trong bài viết này, các bạn sẽ được tìm hiểu lợi ích về cỏ ngọt đối với sức khỏe con người, từ đó bạn có thể cân nhắc để lựa chọn cỏ ngọt thay thế đường mía.
Cỏ ngọt (Stavia) có thể thêm vị ngọt một cách tự nhiên vào công thức nấu ăn nhưng lại không làm tăng thêm lượng calo cho thực phẩm. Chiết xuất từ lá cỏ ngọt có vị ngọt hơn đường khoảng 200 lần, tùy thuộc vào hợp chất chiết xuất. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần một chút nhỏ mỗi lần để làm ngọt trà buổi sáng hoặc mẻ bánh nướng là đủ.
Tuy vậy, cỏ ngọt vẫn có chút vị đắng. Nhiều sản phẩm cỏ ngọt thô hoặc chế biến tối thiểu có chứa cả 2 loại hợp chất, khiến vị của cỏ ngọt có chút đắng. Trong khi các dạng chế biến tinh hơn chỉ chứa rebaudiosides, là phần ngọt nhất của lá.
Không phải tất cả các loại cỏ ngọt đều được chiết xuất theo cùng một cách, một số có lợi trong khi một số gây hại cho sức khỏe con người. Dưới đây là 3 dạng thức chiết xuất chính của cỏ ngọt sau khi chế biến.
Cỏ ngọt hữu cơ được làm từ cỏ ngọt trồng hữu cơ, không biến đổi gen, không tăng lượng đường huyết, và là cỏ tự nhiên không chứa gluten. Tuy nhiên, không phải loại cỏ ngọt có nhãn “hữu cơ” đều hữu cơ 100%. Bạn cần lưu ý về nơi sản xuất khi mua loại này.
Cỏ ngọt vô cơ không nhất thiết phải được làm từ cỏ ngọt được trồng hữu cơ, có nghĩa là nó có thể được sản xuất sử dụng thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất khác trong quá trình trồng để giảm thiểu sâu bệnh; không biến đổi gen (hiện tại không có giống cây cỏ ngọt biến đổi gen nào trên thế giới); không tăng lượng đường huyết, và là cỏ tự nhiên không chứa gluten. Tất nhiên, loại vô cơ này có vẻ có tác động xấu tiềm ẩn đối với sức khỏe con người do có sử dụng thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất trong quá trình trồng.
Cỏ ngọt mang lại một số lợi ích nhất định cho người, bao gồm:
Vào năm 2012, Dinh dưỡng và Ung thư đã nhấn mạnh một nghiên cứu đột phá trong phòng thí nghiệm, lần đầu tiên cho thấy chiết xuất cỏ ngọt có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư vú. Người ta đã quan sát thấy rằng stevioside làm tăng quá trình chết rụng tế bào ung thư (chết tế bào) và giảm một số con đường căng thẳng nhất định trong cơ thể góp phần vào sự phát triển ung thư.
Do thực tế là chúng có thể hỗ trợ sức khỏe trao đổi chất, nhiều chuyên gia hiện khuyên dùng chất làm ngọt không calo như cỏ ngọt cho những người mắc bệnh béo phì, tiền tiểu đường và tiểu đường. Sử dụng cỏ ngọt thay vì đường trắng có thể rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, những người cần tuân theo kế hoạch ăn kiêng có chỉ số đường huyết thấp, dành cho bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do cỏ ngọt làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin, cả hai đều có thể giúp chống lại sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Do cỏ ngọt không có calo nên việc sử dụng cỏ ngọt giúp giảm lượng calo đáng kể trong khi vẫn tạo độ ngọt cho thực phẩm.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất lá cỏ ngọt có thể cải thiện mức cholesterol và giúp cho trái tim của bạn khỏe mạnh khi nó giúp giảm mức cholesterol toàn phần, chất béo trung tính và cholesterol xấu LDL, đồng thời tăng cường mức cholesterol HDL “tốt”.
Một số glycoside trong chiết xuất cỏ ngọt đã được chứng minh là làm giãn mạch máu và tăng bài tiết natri, cả hai đều có thể giúp hỗ trợ mức huyết áp khỏe mạnh.
Như vậy, cỏ ngọt có thể được coi là thực phẩm tiềm năng thay thế đường mía để tạo độ ngọt trong khi vẫn mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe. Cỏ ngọt mặc dù chưa phổ biến ở nước ta nhưng một số siêu thị vẫn đang bày bán loại đường làm từ cỏ ngọt. Dẫu vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ nơi sản xuất và cách thức sản xuất để chọn loại đường làm từ cỏ ngọt được chiết xuất an toàn cho sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.