Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách dùng miếng dán hạ sốt hợp lý và đúng chuẩn. Hậu quả của việc này là tình trạng sốt của con em không được thuyên giảm. Cùng bổ sung những kiến thức bổ ích để ngăn chặn việc này xảy ra nhé!
Miếng dán hạ sốt dần trở nên nổi tiếng và thông dụng trong thời buổi hiện nay bởi công dụng và sự tiện lợi mà nó mang lại. Sử dụng miếng dán hạ sốt đúng cách sẽ giúp sản phẩm phát huy tác dụng một cách tốt nhất và đảm bảo được an toàn cho trẻ. Bài viết này sẽ gợi ý cách dùng miếng dán hạ sốt an toàn và hiệu quả nhất cho bé.
Nhiều bậc cha mẹ không khỏi băn khoăn miếng hạ sốt là gì và có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ hay không. Miếng dán hạ sốt đúng như tên gọi có công dụng tản nhiệt và hấp thụ nhiệt ở vị trí được dán lên. Thành phần chính của miếng dán hạ sốt là hydrogen - một chất không thể hòa tan trong nước mà có thể hấp thụ một lượng nước lớn. Tùy vào từng loại miếng dán khác nhau mà các nhà sản xuất thêm thành phần tinh dầu với mục đích thư giãn tinh thần và hỗ trợ hạ nhiệt cho người bệnh.
Thoạt đầu, lúc mới sử dụng miếng dán, bạn có thể cảm nhận được cảm giác the mát và điều này làm cho cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận hay những nghiên cứu chỉ ra và khuyên dùng miếng dán hạ sốt thay thế cho thuốc hạ sốt. Thế nên, người dùng cũng như các bậc phụ huynh cần lưu ý không quá phụ thuộc vào sản phẩm này để gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con em.
Để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của bé, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu thông tin và lựa chọn những sản phẩm miếng dán hạ sốt uy tín và có nguồn gốc rõ ràng. Tùy vào nhu cầu và công dụng mà có thể lựa chọn những mẫu mã khác nhau sao cho phù hợp với người sử dụng. Đây là một trong những điều quan trọng bậc nhất giúp việc hạ sốt của bé mang lại hiệu quả mà không gây ra những rủi ro như kích ứng, dị ứng da.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất uy tín và chất lượng như miếng dán hạ sốt Lion Hiepita For Child, miếng dán hạ sốt cho bé Beby Cooling Plaster Indico, miếng dán hạ sốt Aikido Gel Cool Patch,...
Dùng tay xé nhẹ nhàng lớp vỏ bên ngoài của miếng hạ sốt mà không sử dụng các vật sắc nhọn như dao hay kéo. Sau đó, bóc lớp decan hay vỏ nilon bảo vệ lớp gel dính của miếng dán và dán vào vị trí cho bé.
Cách dùng miếng dán hạ sốt đúng nhất chính là dán đúng vị trí để hỗ trợ quá trình hạ sốt cho bé. Thông thường, các mẹ thường sử dụng miếng dán hạ sốt trên trán của các bé. Nhưng các mẹ ít biết rằng trán vẫn chưa phải vị trí dán hiệu quả và phù hợp nhất, bởi vùng này có rất ít các mạch máu chạy qua. Nách hay bẹn và những vùng ở vị trí có nhiều mạch máu chính là vị trí mà các mẹ nên đặt miếng dán hạ sốt vào. Lòng bàn chân cũng là một ý kiến hay, tuy nhiên lại gây cảm giác khó chịu cho bé.
Một lưu ý cho các mẹ rằng không nên dán miếng dán hạ sốt vào lưng của con, vì vị trí này rất hay ra mồ hôi trong khi sốt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính năng bám dính của miếng dán khiến chúng dễ bị bong tróc.
Nhiều bậc phụ huynh không biết cách dùng miếng dán hạ sốt cho bé mà sử dụng sản phẩm trong khoảng thời gian không đúng theo chỉ định. Hậu quả là hiệu quả hạ nhiệt giảm sút. Thời gian sử dụng miếng dán hạ sốt rất linh hoạt, có thể tùy thuộc vào tình trạng sốt và công dụng của sản phẩm. Trung bình mỗi miếng dán có thể dán từ 2 - 4 giờ đồng hồ. Để cho yên tâm và an toàn nhất, phụ huynh nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm được in trên bao bì. Bên cạnh đó, kiểm tra nhiệt độ của con thường xuyên để thay miếng dán khi chúng hết tác dụng.
Khi phát hiện trẻ bị sốt, phụ huynh không nên quá lo lắng mà bình tĩnh tìm cách giải quyết và xử lý tình huống này thật hiệu quả. Bên cạnh miếng dán hạ sốt, còn rất nhiều cách để giảm thân nhiệt của bé trong lúc này mà cha mẹ nên đặc biệt áp dụng như:
Sau khi hiểu được cách dùng miếng dán hạ sốt cho bé thì phụ huynh cũng không được lạm dụng quá mức mà nên chú ý quan sát con trẻ, nếu thấy bất cứ các triệu chứng khác thường nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh tình.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.