Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hẹp lỗ sáo là bệnh lý thường gặp ở nam giới, gây ảnh hưởng tới quá trình tiểu tiện và rối loạn chức năng liên quan. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả đó là mở rộng lỗ sáo. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách xử trí hẹp lỗ sáo nhé!
Phẫu thuật mở rộng lỗ sáo là phương pháp can thiệp chủ yếu được chỉ định để điều trị triệt để tình trạng hẹp lỗ sáo. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp điều trị dành cho mọi đối tượng. Đồng thời, cũng như những phương pháp can thiệp khác, kỹ thuật mở lỗ sáo tiềm ẩn một số biến chứng hậu phẫu nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách.
Bệnh lý hẹp lỗ sáo ở nam giới là một vấn đề thường gặp khi lỗ mở ở đầu dương vật nhỏ hơn so với kích thước bình thường. Hẹp lỗ sáo có thể gặp ở người nam từ lúc mới sinh với nguyên nhân bẩm sinh hoặc phát sinh sau khi đã trải qua một số quá trình điều trị bệnh lý khác.
Nguyên nhân bẩm sinh của hẹp lỗ sáo hiếm gặp, thường liên quan đến dị tật niệu đạo. Trong trường hợp này, kích thước của lỗ mở ở đầu dương vật nhỏ hơn so với bình thường từ khi mới sinh, gây khó khăn trong quá trình tiểu tiện, đồng thời gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài ra, hẹp lỗ sáo cũng có thể xuất hiện do các tác động từ quá trình điều trị hay các bệnh lý khác. Việc cắt bao quy đầu không đúng cách, vệ sinh thân thể sai cách hoặc tình trạng viêm nhiễm dẫn đến tình trạng xơ hẹp miệng niệu đạo, gây hẹp lỗ sáo.
Các tai biến của các quá trình điều trị như đặt sonde niệu đạo, mổ sỏi niệu đạo hoặc mổ nội soi u phì ở đại tuyến tiền liệt cũng có thể thu hẹp lỗ sáo. Những can thiệp này đôi khi gây tổn thương niệu đạo, tạo ra các vết sẹo khiến đầu lỗ sáo thu nhỏ.
Di chứng của một số bệnh lý viêm nhiễm niệu đạo như lao, lậu, HPV cũng dễ dẫn đến hẹp lỗ sáo. Bởi vậy, người bệnh cần được sớm phát hiện, từ đó điều trị và quản lý các bệnh nhiễm trùng kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành hẹp lỗ sáo cũng như nhiều biến chứng khác ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.
Triệu chứng của tình trạng hẹp lỗ sáo gây bất tiện trong việc tiểu tiện, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Một trong những triệu chứng rõ ràng của hẹp lỗ sáo là cảm giác khó chịu khi đi tiểu, thậm chí bí tiểu, đau buốt khi tiểu tiện.
Các triệu chứng cụ thể bao gồm cảm giác căng, đau nhức ở vùng hạ vị, tiểu rỉ hoặc tiểu són, người bệnh cần dùng sức để rặn tiểu. Người mắc bệnh thường phải đối mặt với tình trạng đi tiểu rắt, phải đi nhiều lần. Tiểu khó, tia tiểu nhỏ và cảm giác đau buốt khi đi tiểu cũng là những dấu hiệu phổ biến.
Một số biểu hiện khác bao gồm sự biến dạng của quy đầu dương vật với nhiều đám sắc tố khác màu, thậm chí có máu trong nước tiểu. Cơ thể thường phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ gây sốt khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu trong thời gian dài.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hẹp lỗ sáo có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiểu khó, bí tiểu dễ dẫn đến ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngược lên niệu quản và thận.
Bên cạnh đó, ứ đọng nước tiểu lâu ngày có thể gây rò rỉ tại khu vực tầng sinh môn hoặc vùng da bìu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tạo thành ổ áp xe. Điều này dẫn đến hình thành túi thừa bàng quang, suy chức năng thận, tác động tới sức khỏe của người mắc.
Ngoài ra, hẹp lỗ sáo cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động tình dục như xuất tinh sớm, liệt dương, thậm chí là vô sinh. Do đó, việc nhận diện để giải quyết vấn đề này giúp ngăn chặn các biến chứng, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người mắc.
Phẫu thuật mở rộng lỗ sáo là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị bệnh hẹp lỗ sáo ở nam giới. Kỹ thuật này nhằm mục đích làm tăng đường kính của lỗ ngoài niệu đạo, từ đó giảm áp lực và tăng sự thông thoáng cho đường dẫn nước tiểu.
Tuy nhiên, phẫu thuật mở rộng miệng lỗ sáo không phải là phương pháp phù hợp cho mọi trường hợp. Những người có các vấn đề sức khỏe nền như suy gan, bệnh tim mạch, tiểu đường hay các rối loạn đông máu nên tránh phương pháp này vì chúng làm tăng nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm cơ bản, chụp hình như X-quang phổi kết hợp X-quang niệu đạo xuôi - ngược dòng để đánh giá chính xác về mức độ và vị trí của hẹp lỗ sáo. Siêu âm hệ tiết niệu cũng được thực hiện để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hẹp lỗ sáo lên hệ tiết niệu.
Đối với những bệnh nhân có các vấn đề nội khoa như cao huyết áp, đái tháo đường, cần được kiểm soát và điều trị ổn định trước khi thực hiện phẫu thuật mở rộng lỗ sáo.
Trong quá trình phẫu thuật mở rộng lỗ sáo có thể xảy ra biến chứng như chảy máu từ vết mổ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ ngay lập tức thực hiện các biện pháp để kiểm soát chảy máu. Điều này bao gồm việc sử dụng băng ép để áp dụng áp lực lên vết mổ hoặc tiến hành khâu cầm máu nếu chảy máu nhiều.
Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh sau phẫu thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn biến chứng. Nhiễm khuẩn là một nguy cơ có thể xảy ra nếu quá trình vệ sinh không được thực hiện đúng cách. Bác sĩ thường sẽ chỉ định việc sử dụng kháng sinh, thực hiện thay băng hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, đồng thời đảm bảo vết mổ được duy trì sạch sẽ.
Một biến chứng khác có thể xảy ra sau phẫu thuật mở rộng lỗ sáo là tái phát hẹp lỗ sáo. Trong những trường hợp này, khi bệnh nhân trải qua quá trình tái phát, phẫu thuật nội soi thường là lựa chọn để giải quyết vấn đề này. Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nội soi để điều trị và đặt stent, giúp duy trì sự thông thoáng của lỗ sáo.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về phương pháp can thiệp mở rộng lỗ sáo. Mong bạn đọc đã có được kiến thức cần thiết về nguyên nhân, biểu hiện của hẹp lỗ sáo và cách xử trí tình trạng này. Trong cách biện pháp điều trị, kỹ thuật mở rộng lỗ sáo là phương pháp chủ yếu giúp điều trị hiện tượng này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.