Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chẳng ai muốn làn da của mình, đặc biệt là trên mặt lại xuất hiện những nốt mụn sưng to, đỏ đáng ghét cả. Nhiều người có thói quen đưa tay lên sờ nốt mụn, nặn mụn mà không biết rằng việc làm này càng khiến cho tình trạng sưng, viêm ngày một tệ hơn.
Rất nhiều người trong chúng ta dù vừa đến tuổi dậy thì hay đã qua tuổi này một thời gian dài vẫn ngày ngày khổ sở với chuyện làm thế nào để có một làn da sạch mụn. Nặn mụn là cách thường dùng ở mọi lứa tuổi để xử lý mụn trên da. Nhưng hậu quả gì sẽ xảy ra với làn da của bạn khi nặn mụn?
Có 3 yếu tố nguy cơ khiến chúng ta có làn da bị mụn: Sự tăng sản xuất dầu, tế bào da chết theo chu trình cùng với sự phát triển của vi khuẩn phát triển.
Như chúng ta đều biết, da được bao phủ bởi các lỗ chân lông, những lỗ nhỏ trên bề mặt da, cho phép mồ hôi, các tiểu phần nang lông, và dầu tự nhiên của cơ thể gọi là bã nhờn đi qua. Một khi lỗ chân lông bị tắc sẽ khiến nhọt, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, nốt, u nang xuất hiện. Mức độ sẽ phụ thuộc vào độ nặng của tình trạng tắc.
Hormone là nguyên nhân hàng đầu gây những vấn đề về da. Tuy nhiên, tác động của hormone giảm dần và trở nên ổn định hơn khi bạn qua tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn có không ít người vẫn “trường kỳ kháng chiến” với tình trạng viêm da, nổi mụn trong một thời gian dài sau tuổi dậy thì, thậm chí có người đến tuổi trung niên vẫn bị mụn làm phiền. Ở những người này thì chỉ tẩy tế bào chết và dùng sữa rửa mặt không thôi là chưa đủ mà cần có liệu pháp lâu dài hơn.
Nặn mụn để hạn chế sự xuất hiện của mụn trên da chỉ mang tính chất giải quyết tạm thời. Kỳ thực, thói quen nặn mụn lại gây tác dụng trái ngược mà nhiều người không hề hay biết.
Như đã đề cập ở trên, việc có mụn trên mặt đương nhiên sẽ làm xấu đi dung nhan của bạn, nhưng bạn không nên vì thế mà vô tư dùng tay để loại bỏ đi những đốm mụn này.
Nếu chúng ta nặn mụn một cách bừa bãi, không đúng cách và đúng lúc, không những mụn không hết mà còn mọc nhiều hơn, quan trọng nhất là sẽ làm tổn thương da nghiêm trọng, để lại nhiều hậu quả không tốt.
Mụn bao gồm bã nhờn (dầu tự nhiên của cơ thể) và vi khuẩn ở dưới bề mặt da nên khi được ép nặn ra, nó có thể làm dị ứng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở da.
Ngoài bã nhờn, tế bào da chết, vi khuẩn được vô tình đẩy vào sâu hơn trong nang lông, dưới bề mặt da, tạo một bức tường ngăn cách với bên ngoài và gây nhiễm khuẩn. Trong khi bạn thỏa mãn nhìn những đầu trắng của mụn được nặn ra thì điều đó càng làm cho phần lớn chúng không thoát ra được và bị kẹt dưới bề mặt da.
Bạn có biết, làn da chúng ta được ví như một hệ sinh thái thu nhỏ. Da luôn có một lượng vi khuẩn nhất định – còn gọi là lợi khuẩn – để giúp cân bằng da. Ở điều kiện bình thường, mức độ vi khuẩn có trên da ở mức thấp giúp duy trì sức khỏe làn da.
Tuy nhiên, nếu vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da, đó là một môi trường rất khác. Trong đó, các vi khuẩn vô hại có thể phát triển và gây ra những vấn đề không mong muốn như viêm da và nhiễm trùng. Điển hình là thói quen nặn mụn ở một số người khiến cho tình trạng da trở nên tệ hơn.
Nhiều người có thói quen dùng tay nặn mụn, đôi khi còn bị “nghiện”. Điều này có nguyên do đấy nhé. Khi bạn nặn mụn, não bộ sẽ giải phóng dopamine - một hormone vui vẻ, khiến bạn cảm thấy thoải mái, phấn khích khi nặn mụn. Thậm chí nó còn kích thích để bạn duy trì thói quen dùng tay nặn mụn tai hại.
Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, việc dùng tay nặn mụn rất nguy hiểm cho da, chẳng những không giúp da bạn cải thiện mà còn khiến vấn đề càng trầm trọng hơn. Dưới đây là những hậu quả của việc nặn mụn gây ra:
Mụn trứng cá xuất hiện khiến bạn khó chịu, muốn tống khứ nó đi càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, hành động nặn, lột mụn hoặc cào mặt lại vô tình mở đường cho các vi khuẩn thâm nhập vào da, phá vỡ hàng rào bảo vệ da, và gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Mụn trứng cá lúc này có thể trở thành mụn bọc.
Như đã đề cập ở trên, thói quen nặn mụn có thể khiến làn da bị tổn hại, không chỉ bên dưới bề mặt da. Đặc biệt nếu bạn nặn mụn có thể khiến vết mụn trở nên đỏ và sưng tấy nhiều hơn.
Nói về hình thức nghiêm trọng nhất của mụn bọc là chúng phát triển khi hình thành một lớp màng bao quanh vùng nhiễm trùng ở lớp hạ bì, tạo ra cục mềm, chứa đầy chất lỏng. Tình trạng này xuất hiện khiến bạn phải đến gặp bác sĩ da liễu để chữa trị nếu không muốn da mặt bị mụn viêm tàn phá.
Ngoài các biểu hiện như hình thành nốt mụn sưng tấy và đóng vảy, nặn mụn có thể khiến làn da bị sẹo. Mỗi khi làn da bị tổn thương, có khả năng khi da lành lại, mô sẽ bị mất đi. Tổn thương da càng lớn thì khả năng mất mô càng lớn.
Ngay cả vết sẹo lõm không phát triển, các vết thâm vẫn hiện diện. Những đốm đen xuất hiện trên da, được gọi là chứng tăng sắc tố sau viêm. Việc nặn mụn gây nên tình trạng viêm nhiễm. Vì thế, bạn có nhiều khả năng bị tăng sắc tố sau viêm khi mụn lành lại.
Một trong những lý do chính ngăn cản bạn nặn mụn trứng cá là sự đau đớn mà bạn phải chịu đựng. Hãy nhớ rằng mụn trứng cá có thể mọc ở những chỗ rất nhạy cảm, nhiều dây thần kinh hoặc ở những vị trí khó nặn, nếu bạn cố gắng nặn có thể phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp.
Thay vì gây đau cho bản thân bạn nên sử dụng một số phương pháp khác để cải thiện vấn đề mụn trứng cá khó chịu. Thay vì phá bề mặt da của bạn hãy chắc chắn rằng bạn làm giảm viêm nhiễm với các loại kem nhẹ nhàng.
Tìm hiểu rõ các tác nhân dẫn đến thói quen nặn mụn để có cách khắc phục hiệu quả.
Nếu tình trạng bạn đang gặp phải như đối mặt với mụn trứng cá, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
• Cắt ngắn móng tay là một biện pháp rất hiệu quả giúp tránh tình trạng bạn “táy máy” tay, dùng tay cạo, nặn hay móc các nốt mụn.
• Luôn kiếm việc làm khỏa lấp thời gian rảnh. Điều này giúp hạn chế sự chú tâm của bạn vào các nốt mụn.
• Bạn có thể che nốt mụn với băng dính cá nhân. Thị trường có nhiều loại băng dính tròn nhỏ, giúp che phủ hoàn hảo các nốt mụn, tiệp màu với da. Điều này giúp bạn không tập trung vào các nốt mụn trên mặt, từ đó quên đi cảm giác muốn nặn mụn.
• Nếu thói quen nặn mụn của bạn có thể đến từ chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc Dermatillomania, bạn có thể tìm đến chuyên viên tư vấn tâm lý để nhờ sự giúp đỡ.
• Tăng cường điều trị mụn dứt điểm. Bạn có thể tìm đến các liệu pháp can thiệp sâu tại các viện thẩm mỹ để có kết quả chữa trị nhanh nhất.
Chọn không đúng thời điểm nặn mụn, càng cố nặn thì mụn lại càng sưng to hơn. Chính vì thế, bạn phải xác định được những nốt mụn đã già bằng cách dùng tay chạm vào mụn. Nếu chúng đã xuất hiện cồi mụn khô và cứng, mụn đã sẵn sàng được nặn.
Tuyệt đối đừng cố gắng nặn nốt mụn chưa già sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các chất kích ứng khác len lỏi vào bên dưới da, gây hại cho da. Một khi da bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dễ để lại sẹo vĩnh viễn trên mặt của bạn.
Cần nói ngay rằng nặn mụn không phải là phương pháp tối ưu để điều trị dứt điểm tình trạng mụn trên da. Nếu bạn chọn phương pháp này, tốt nhất là tìm hiểu cách chăm sóc sau nặn mụn để hạn chế thâm sẹo.
Dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo để giúp hạn chế thương tổn cho da của mình:
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu ra ngoài hãy bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng tăng sắc tố trở nên sậm màu hơn.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn kem chống nắng cho da mụn, lưu ý tìm mua các loại kem chống nắng vật lý dạng gel hoặc dạng sữa. Ngoài ra, trên nhãn của các sản phẩm này phải có dòng chữ “Non-Comedogenic” – không gây bít lỗ chân lông và “Oil Free” – không chứa dầu bạn nhé.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.