Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau bụng kinh là triệu chứng phổ biến thường xuất hiện khi phụ nữ sắp đến ngày hành kinh hay trong cả những ngày hành kinh. Tùy cơ địa từng người mà có những mức độ đau bụng kinh khác nhau. Vậy nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì? Làm cách nào giúp cải thiện tình trạng đau này? Mời bạn cùng xem bài viết sau đây.
Đau bụng kinh xảy ra sẽ kéo theo không ít phiền toái, khó chịu cho chị em phụ nữ. Nhiều trường hợp đau bụng kinh dữ dội, chị em có thể phải nằm nghỉ dưỡng và dùng thuốc giảm đau mới cảm thấy dễ chịu hơn.
Đau bụng do nhiều nguyên nhân gây ra. Điều quan trọng là chị em phải nắm chắc được dấu hiệu nhận biết đâu là đau bụng kinh, đau là đau bụng do nguyên nhân khác thì mới có thể xử lý tình trạng này tốt hơn.
Đau bụng kinh là những cơn đau nhói, co thắt ở vùng bụng dưới, xuất hiện ngay trước hoặc trong kỳ kinh. Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở chị em phụ nữ thường là do:
Thời điểm đến kỳ kinh, cơ thể sẽ tiết ra hormone prostaglandin để giúp tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra bên ngoài. Hormone này cũng là nguyên nhân đưa đến các cơn đau bụng kinh, đôi khi còn đi kèm tình trạng tiêu chảy, buồn nôn.
Sau vài ngày của chu kỳ kinh, niêm mạc tử cung đã bong ra hết, lúc này nồng độ prostaglandin giảm xuống kéo theo cơn đau bụng giảm và biến mất.
Nếu chị em bị đau mức độ nặng do prostaglandin thì có thể dùng thuốc giảm đau dạng ibuprofen để cải thiện tình trạng này.
Vòng đặt tránh thai có thể là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh khi tới ngày. Mục đích của vòng tránh thai đặt trong tử cung phụ nữ là để trứng sau khi được thụ tinh không thể bám vào tử cung phát triển được. Hệ quả của việc đặt vòng tránh thai là khiến những cơn đau bụng kỳ kinh trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn, nhất là trong vài tháng đầu sau khi chèn.
Chị em cần theo dõi kỹ những dấu hiệu bất thường xảy ra (nếu có) sau khi đặt vòng tránh thai. Nếu có tình trạng đau bụng kết hợp với dấu hiệu chu kỳ không đều, chảy máu âm đạo bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi, đau khi quan hệ thì chị em hãy đi khám để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.
Cơn đau bụng kỳ kinh có thể trở nên trầm trọng hơn bởi một số bệnh lý sau đây:
Chính thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học đã góp phần làm bạn đối mặt với những cơn đau bụng kỳ kinh mức độ nặng.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ:
Nhìn chung, nguyên nhân gây đau bụng kinh xuất phát từ thực phẩm hoặc thay đổi nội tiết tố khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ không gây nguy hiểm và sẽ được cải thiện sau khi kết thúc kỳ kinh. Nhưng nếu đau bụng kinh xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, thiết bị tránh thai thì chị em cần phải kiểm tra, xử lý theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.
Chắc chắn, khi chị em bị đau bụng kinh dù là nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến công việc lẫn sinh hoạt hàng ngày. Những cách giảm đau bụng kinh thông dụng nhất sau đây có thể giúp chị em cải thiện triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả.
Nếu bị đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng phương pháp chườm ấm bằng túi chườm nóng chuyên dụng, miếng dán giữ nhiệt có bán tại nhà thuốc Long Châu.
Nếu không dùng túi chườm hoặc miếng dán, chị em có thể dùng khăn ấm/chai nước ấm để cải thiện triệu chứng đau bụng kinh, tăng tuần hoàn máu, giãn cơ, mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu.
Vào những ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ sẽ rất nhạy cảm nên chị em cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt bằng cách tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất… Tránh các loại đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
Ngoài ra, chị em cũng nên tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc, hạn chế để tinh thần bị áp lực, stress, làm việc quá sức.
Khi bị đau bụng kinh, ngoài biện pháp tác dụng nhiệt, chị em có thể tiến hành massage để kiểm soát cơn đau.
Dùng lực từ bàn và ngón tay để xoa đều theo chuyển động tròn lên vùng bụng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, đồng thời mang đến cảm giác dễ chịu. Sử dụng gừng tươi, dầu nóng xoa một lớp mỏng lên bụng trước khi massage để nâng cao hiệu quả.
Bên cạnh vùng bụng, chị em có thể kết hợp massage cả vùng bàn chân và gan bàn chân vì các vị trí này chứa nhiều huyệt đạo liên quan mật thiết với các cơ quan ở vùng chậu. Bên cạnh đó, việc ngâm chân vào chậu nước muối ấm cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
Ngoài ra, để tăng cường lưu thông khí huyết và tăng sức chịu đựng, chị em phụ nữ nên chú ý tập luyện thể thao, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Khi đó, đến kỳ kinh nguyệt cơn đau bụng kinh sẽ không còn trở nên đáng sợ nữa, bạn có thể sinh hoạt và có cuộc sống bình thường.Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.