Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cấy que tránh thai vẫn có thai?

Ngày 20/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay có rất nhiều phương pháp tránh thai hiệu quả, trong đó cấy que tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, một số chị em phụ nữ cấy que tránh thai vẫn có thai. Vậy nguyên nhân của tình trạng cấy que tránh thai vẫn có thai là gì?

Cấy que tránh thai được xem là một trong những biện pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả nên được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, một số trường hợp cấy que tránh thai vẫn có thai khiến không ít người thắc mắc liệu rằng phương pháp này thật sự hiệu quả. Hiểu được điều này, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được những thông tin hữu ích về phương pháp cấy que tránh thai.

Tìm hiểu về phương pháp cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai hiện đại bằng cách sử dụng một chiếc que nhựa nhỏ, mảnh, dẻo và có kích thước bằng một que diêm. Trong que tránh thai có chứa hormone progestin và được cấy trực tiếp vào dưới lớp da ở cánh tay.

Progestin là một loại hormone có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng, làm mỏng lớp nội niêm mạc tử cung và khiến cho dịch nhầy tử cung trở nên đặc hơn để ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng, từ đó ngăn chặn hiện tượng thụ tinh của trứng và tinh trùng.

Cơ chế hoạt động của phương pháp cấy que tránh thai gồm có:

  • Ngăn chặn quá trình rụng trứng;
  • Tăng độ đặc của dịch nhầy ở cổ tử cung để không cho tinh trùng di chuyển vào tử cung gặp trứng.

Đối với trường hợp tinh trùng gặp được trứng và thụ tinh thành công thì hormone progestin trong que cấy sẽ làm mỏng lớp niêm mạc tử cung khiến cho hợp tử gặp khó khăn trong việc bám vào tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.

Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi cấy que tránh thai, bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo, đặc biệt là trong 6 - 12 tháng đầu sau cấy;
  • Đau nhức đầu;
  • Buồn nôn;
  • Đau nhức bầu ngực;
  • Tăng cân;
  • Nổi mụn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hầu hết các tác dụng phục của phương pháp cấy que tránh thai sẽ biến mất sau khi cơ thể đã thích ứng và tiếp nhận que cấy tránh thai, thường là sau một vài tháng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.

Theo các chuyên gia, que cấy ngừa thai có hiệu quả tránh thai cao hơn so với thuốc tránh thai, có hiệu quả ngừa thai lên đến 99% và được đánh giá là biện pháp tránh thai hiệu quả nhất hiện nay. Vậy tại sao cấy que tránh thai vẫn có thai hay nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cấy que tránh thai vẫn có thai?

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cấy que tránh thai vẫn có thai? 1
Cấy que tránh thai là một trong các biện pháp ngừa thai hiệu quả nhất hiện nay

Vì sao cấy que tránh thai vẫn có thai?

Trên thực tế, mặc dù đã cấy que tránh thai nhưng một số chị em phụ nữ vẫn có thai. Theo thống kê, mỗi năm có chưa tới 1/100 phụ nữ cấy que tránh thai mà vẫn có thai. Tuy rằng tỷ lệ của trường hợp này rất thấp nhưng không phải không xảy ra. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng cấy que tránh thai vẫn có thai là gì? Đưới đây là một số nguyên nhân điển hình có thể kể đến, bao gồm:

Que cấy tránh thai hết hạn

Có không ít chị em phụ nữ không nắm rõ về hạn sử dụng của que cấy tránh thai, bởi nhiều người cho rằng que cấy tránh thai sẽ giúp ngừa thai cho đến khi được tháo. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của mỗi que tránh thai thường là từ 3 - 5 năm và khi hết hạn thì hiệu quả ngừa thai sẽ giảm xuống rất nhiều.

Do đó, nếu quan hệ vào thời điểm này mà không áp dụng biện pháp tránh thai khác thì chị em phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Vì thế, nếu vẫn muốn ngừa thai thì bạn nên đi khám lại để được tháo que cấy đã hết hạn và cấy que tránh thai mới.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cấy que tránh thai vẫn có thai? 2
Cấy que tránh thai vẫn có thai có thể là do que cấy tránh thai hết hạn

Que cấy tránh thai bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu

Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, lớp da ở vị trí cấy que tránh thai xảy ra phản ứng bằng cách làm dày lớp mô xung quang que cấy để chữa lành khu vực này. Điều này có thể khiến que cấy tránh thai bị cong, gãy, di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu hoặc thậm chí là bị rơi ra ngoài.

Que tránh thai bị rơi ra ngoài có thể xảy ra khi người phụ nữ gặp tai nạn hoặc chấn thương ở cánh tay cấy que. Điều này được xác nhận thông qua kết quả của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp CT, chụp MRI) không tìm thấy que cấy trên cơ thể người bệnh.

Do đó, nếu chị em phụ nữ gặp phải chấn thương hoặc tai nạn ảnh hưởng đến cánh tay có que cấy thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra que cấy tránh thai còn ở vị trí ban đầu không.

Que cấy tránh thai có tương tác với thuốc

Que cấy tránh thau có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc nhất định, từ đó làm giảm hiệu quả tránh thai, thậm chí khiến que cấy không hoạt động. Một số loại thuốc xảy ra tương tác với que cấy tránh thai như:

  • Một số loại thuốc kháng sinh như Rifampicin hoặc Rifabutin;
  • Thuốc điều trị bệnh lao, bệnh động kinh và HIV;
  • Một số loại thảo dược như cây Ban Âu…
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cấy que tránh thai vẫn có thai? 3
Que cấy tránh thai có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, chị em phụ nữ cấy que tránh thai vẫn có thai nếu:

  • Không đến cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ cấy que tránh thai mà tự ý cấy tại nhà.
  • Lựa chọn cơ sở y tế cấy que tránh thai không uy tín và an toàn.
  • Que cấy tránh thai hết hạn, kém chất lượng và không hiệu quả.
  • Cấy que tránh thai không đúng vị trí do bác sĩ có tay nghề kém hoặc thiết bị y tế không đảm bảo…

Đối tượng nào không nên cấy que tránh thai?

Không phải ai cũng có thể thực hiện biện pháp cấy que tránh thai để ngừa thai. Theo các chuyên gia, những đối tượng sau đây không nên cấy que tránh thai, bao gồm:

  • Chị em có khả năng đang mang thai.
  • Phụ nữ không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi hoặc xoá trộn.
  • Chị em đang sử dụng thuốc điều trị một số bệnh lý như HIV, động kinh lao, kháng sinh…
  • Người bị ra máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt mà không rõ lý do.
  • Chị em có tiền sử bị đột quỵ, có huyết khối, ung thư vú hoặc bệnh gan nặng.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cấy que tránh thai vẫn có thai? 4
Người có tiền sử bị đột quỵ không nên cấy que tránh thai để ngừa thai

Ngoài ra, trước khi thực hiện cấy que tránh thai, chị em phụ nữ cũng nên thông báo cho bác sĩ về một số thông tin dưới đây nếu có:

  • Dị ứng với thuốc gây tê hoặc thuốc sát trùng;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh cao huyết áp;
  • Bệnh túi mật;
  • Bệnh trầm cảm;
  • Bệnh động kinh hoặc co giật.

Hy vọng với những thông tin được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề cấy que tránh thai vẫn có thai ở một số chị em phụ nữ. Để đạt được hiệu quả ngừa thai bằng phương pháp cấy que tránh thai, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm