Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhận biết dấu hiệu chuyển phôi thai thất bại

Ngày 10/10/2022
Kích thước chữ

Quá trình chuyển phôi thất bại là hiện tượng chị em phụ nữ không mang thai được sau khi đưa phôi vào bên trong buồng tử cung. Nguyên nhân thường thấy nhất là do phôi, niêm mạc tử cung hoặc tương tác giữa phôi và niêm mạc tử cung trở nên bất thường.

Thụ tinh trong ống nghiệm được biết đến là một biện pháp hỗ trợ quá trình sinh sản được nhiều cặp vợ chồng áp dụng để mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải các ca thụ tinh nào cũng thành công. Vậy dấu hiệu chuyển phôi thất bại là gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong kỹ thuật IVF. Trong môi trường thuận lợi, trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp để tạo thành phôi thai. Lúc này, khi phôi đã phát triển đến một mức độ thích hợp thì sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ. Để đảm bảo tỷ lệ xảy ra thành công, bác sĩ sẽ cấy từ 2-3 phôi vào trong tử cung. 

Chuyển phôi được thực hiện sau giai đoạn rụng trứng ở phụ nữ và khi niêm mạc tử cung có độ dày phù hợp. Sau khi đưa phôi vào bên trong tử cung thành công, phôi thai sẽ phát triển và làm tổ tại đây. Trong khoảng thời gian này, chị em phụ nữ nên theo dõi và chăm sóc bản thân thật cẩn thận để quá trình chuyển phôi được thành công.

Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại 

Không có các biểu hiện có thai

Sau 1 tuần chuyển phôi thì cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mang thai cơ bản. Nếu như chị em không cảm nhận được những dấu hiệu đó thì rất có thể quá trình chuyển phôi đã thất bại. Một số biểu hiện rõ ràng khi chuyển phôi thành công như:

  • Nôn nao liên tục.
  • Ngực căng tức, núm vú đau.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Cơ thể hơi sốt nhẹ.
  • Táo bón, bụng dưới đau âm ỉ.
  • Thèm một số đồ ăn lạ, khẩu vị khác so với bình thường.
Nhận biết dấu hiệu chuyển phôi thai thất bại 1 Nếu tình trạng sức khỏe vẫn ổn định thì có thể quá trình chuyển phôi không thành công

Rong kinh ra nhiều máu

Khi đã chuyển phôi thành công, chị em sẽ thấy xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Máu có màu hồng với lượng máu ít. Tuy nhiên, nếu như quá trình chuyển phôi thất bại thì tình trạng kinh nguyệt sẽ thay đổi. Thời gian hành kinh kéo dài hơn, lượng máu kinh xuất hiện nhiều gây ra phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nếu như hiện tượng này diễn ra quá lâu sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi và suy nhược.

Nồng độ beta HCG không đạt mức

Để xác định được quá trình chuyển phôi có thành công hay không, bạn có thể thực hiện xét nghiệm nồng độ HCG. Xét nghiệm này được làm vào khoảng tuần thứ 2 sau khi chuyển phôi. Nếu nồng độ HCG tăng thì quá trình chuyển phôi đã thành công, còn nếu nồng độ HCG không đạt mức thì bạn nên tiếp tục theo dõi vì có thể chuyển phôi đã thất bại.

Nguyên nhân gây ra chuyển phôi không thành công

Độ tuổi

Phụ nữ càng lớn tuổi thì chất lượng trứng càng giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Trên thực tế, phụ nữ từ 20-30 tuổi là có khả năng mang thai cao nhất, tỷ lệ thành công chiếm khoảng 45%. Từ 30-40 tuổi, tỷ lệ thụ thai thành công sẽ bắt đầu giảm dần, chỉ còn khoảng 15%.

Nhận biết dấu hiệu chuyển phôi thai thất bại 2 Độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ thụ thai thành công càng nhỏ

Chất lượng trứng, tinh trùng kém

Nếu như bố mẹ có sức khỏe kém sẽ dẫn đến trứng và tinh trùng yếu, phôi thai tạo ra sẽ không được ổn định và khó có thể phát triển khỏe mạnh trong tử cung. Ngược lại, nếu như phôi thai được hình thành từ trứng và tinh trùng khỏe mạnh thì tỷ lệ thụ thai thành công cao hơn rất nhiều.

Khả năng tiếp nhận phôi

Trước IVF, chị em cũng sẽ được tiến hành một số xét nghiệm để kiểm tra khả năng tiếp nhận phôi của tử cung. Tử cung phù hợp là tử cung có lớp niêm mạc dày vừa phải, đủ độ nhày và tạo điều kiện thuận lợi để cho phôi bám vào tử cung làm tổ.

Tâm lý và chế độ dinh dưỡng không ổn định

Quá trình IVF đòi hỏi phụ nữ phải trải qua nhiều công đoạn với những yêu cầu khác nhau và phức tạp, do đó dễ dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng. Lúc này, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị mất thăng bằng khiến cho khả năng thụ thai bị suy giảm đi.

Ngoài ra, với chế độ ăn không đầy đủ dưỡng chất thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng để cho phôi phát triển. Vì vậy, chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý để luôn có tinh thần và sức khỏe tốt nhằm tỷ lệ thụ thai cao nhất có thể.

Nhận biết dấu hiệu chuyển phôi thai thất bại 3

Tâm lý không ổn định là nguyên nhân làm cho chuyển phôi thất bại

Nên làm gì sau khi chuyển phôi thất bại?

Tìm hiểu lý do cấy phôi thất bại

Để biết chính xác hơn về nguyên nhân cấy phôi thất bại, chị em nên đến trao đổi trực tiếp với bác sĩ để từ đó có những phương án phù hợp điều trị bệnh. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ra cấy phôi thất bại như:

  • Do hệ miễn dịch kém.
  • Mắc một số bệnh ở tử cung phụ nữ.
  • Phôi thai kém chất lượng.

Ổn định tâm lý

Quá trình thụ thai bằng kỹ thuật IVF sẽ rất khó khăn và phải trải qua nhiều giai đoạn. Do đó, các cặp đôi nên chuẩn bị một tâm lý vững vàng, thoải mái và vui vẻ trước mọi tình huống. Hạn chế nôn nóng, lo lắng hoặc suy sụp nếu như thực hiện lần đầu không thành công. Các cặp đôi càng có tinh thần lạc quan thì tỷ lệ thụ thai càng khả quan.

Xây dựng lối sống khoa học

Nguyên nhân khiến cho quá trình chuyển phôi thất bại là do sức khỏe của các cặp đôi không ổn định, làm cho lượng trứng và tinh trùng cũng không được đảm bảo. Do đó, trước khi tiến hành làm IVF, các cặp đôi nên xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, khoa học bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế uống chất kích thích hoặc cafein có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, sau khi chuyển phôi không thành công, bạn nên cải thiện lại chế độ ăn uống, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để phục hồi cơ thể.

Nhận biết dấu hiệu chuyển phôi thai thất bại 4 Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể để giữ gìn sức khỏe cho bản thân

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc nhận biết những dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Để quá trình chuyển phôi được diễn ra thành công, các cặp đôi nên chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân, đồng thời cũng nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về hiện tượng này.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm