Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Nhiễm siêu vi có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện điều trị?

Ngày 27/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giai đoạn chuyển mùa nhiều người rất dễ bị nhiễm siêu vi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có các biện pháp hỗ trợ giảm tình trạng nặng.

Thời tiết giao mùa thay đổi thất thường là điều kiện lý tưởng để bị nhiễm siêu vi. Tình trạng này còn phổ biến hơn ở trẻ nhỏ do sức đề kháng còn non nớt. Vậy nhiễm siêu vi nguy hiểm không, có lây lan không, điều trị như thế nào và khi nào cần nhập viện điều trị. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời đầy đủ.

Nhiễm siêu vi là gì?

Nhiễm siêu vi (hay còn gọi là sốt siêu vi) là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn thân nhiệt bình thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm trùng. Bệnh do siêu vi trùng gây nên. Có những siêu vi khi xâm nhập vào cơ thể gây ra triệu chứng đặc biệt như quai bị hay bại liệt.

Ngoài ra có một số siêu vi khi vào cơ thể người gây ra những triệu chứng gần giống nhau khiến các bác sĩ khó xác định nguyên nhân. Các loại siêu vi phổ biến hiện nay gồm: Siêu vi APC, siêu vi Influenzae, siêu vi Echo. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch non yếu. Như trong đó đối tượng mắc chủ yếu là trẻ nhỏ.

Nhiễm siêu vi có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện điều trị? 1

Nhiễm siêu vi là bênhk lý thường gặp thời điểm giao mùa

Triệu chứng của sốt siêu vi thường gặp

Khi bị nhiễm siêu vi (sốt siêu vi) sẽ có các biểu hiện chính sau đây:

  • Bị sốt đến 39 - 40oC. Tình trạng sốt kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Bị ho, sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi.
  • Nếu là trẻ nhỏ thường quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Đau đầu dữ dội nhất là hai bên thái dương và vùng sau gáy.
  • Mắt đỏ, có ghèn, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn.
  • Chảy máu răng, chảy máu mũi hay xuất huyết ngoài da.
  • Nổi bọng nước, nổi ban sau khi đã ngừng sốt và trong giai đoạn hồi phục.

Nhiễm siêu vi có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện điều trị? 2

Triệu chứng phổ biến nhất của sốt siêu vi là sốt cao trên 39oC

Nhiễm siêu vi có lây không?

Các nghiên cứu y khoa cho thấy bệnh nhiễm siêu vi có khả năng lây từ người sang người. Do vậy khi người lớn bị bệnh cần tránh tiếp xúc với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Còn khi trẻ nhỏ bị bệnh cần cho con nghỉ học, cách ly với trẻ khác và nơi đông người để tránh phát tán bệnh.

Sốt siêu vi lây lan chính qua đường tiêu hoá và hô hấp thông qua các hoạt động như tiếp xúc nước bọt, dịch mũi hay ăn uống. Khi trò chuyện, hắt hơi, sổ mũi chính là cơ hội để bệnh lây lan nhanh chóng. Bên cạnh đó bệnh còn lây gián tiếp qua các vật dụng công cộng như tay nắm cửa, cầu thang, đồ chơi. Vì những vị trí này có thể dính dịch tiết chứa virus, khi vô tình chạm vào sẽ lây. Ngoài ra bệnh sốt siêu vi còn có thể lây qua đường truyền máu, tiêm ngừa hay quan hệ tình dục,…

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc sốt siêu vi chính là lây từ những nguồn sau đây:

  • Tiếp xúc gần người bệnh ở khoảng cách không an toàn.
  • Sinh sống cố định hoặc đi du lịch đến vùng đang có dịch sốt siêu vi bùng phát.
  • Quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp an toàn tránh lây nhiễm bệnh tật.
  • Thường xuyên tiếp xúc với chuột - loài động vật dễ nhiễm siêu vi nhất.

Nhiễm siêu vi có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện điều trị? 3

Sốt siêu vi là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan qua đường hô hấp và tiêu hoá

Cần đến gặp bác sĩ điều trị sốt siêu vi khi nào?

Hiện nay tình trạng sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó chủ yếu bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng kết hợp tăng sức đề kháng. Do đó khi con mắc sốt siêu vi hãy để con ở nhà chăm sóc và theo dõi. Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể, nếu sốt trên 30oC sử dụng thuốc hạ sốt. Cho con uống theo chỉ định của bác sĩ, có thể dùng Paracetamol với liều 10 - 15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 tiếng.

Hãy để con nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh. Mặc quần áo cho con mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi, dùng khăn ấm vắt ráo nước lau người cho con, đặc biệt chú ý lau vùng nách, bẹn. Nếu con sốt cao cần cho uống nhiều nước và nước điện giải để bù vào bằng việc uống Oresol là tốt nhất. Đồng thời cho con ăn các loại thức ăn dễ nuốt ở dạng lỏng như cháo, súp và nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Có thể bổ sung thêm cho con nước ép hoa quả, đặc biệt là hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.

Các cha mẹ có con bị nhiễm siêu vi cần chú ý chăm sóc kỹ lưỡng và để ý các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh sau đây để kịp thời đưa đến cơ sở y tế:

  • Con có biểu hiện sốt cao liên tục 2 ngày kèm theo lạnh tay chân, run rẩy.
  • Trẻ nói lơ mơ, ngủ li bì khó đánh thức dậy.
  • Trẻ có biểu biểu hiện thở khó, mệt lả.
  • Toàn thân con phát ban không ngừng.
  • Con nôn ói, đau bụng liên tục.
  • Con giật mình, hoảng hốt, sợ hãi.
  • Đi ngoài phân đen hoặc lẫn tia máu.

Nhiễm siêu vi có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện điều trị? 4

Hiện nay phương pháp điều trị sốt siêu vi phổ biến vẫn chỉ là dùng kháng sinh để hạn chế biến chứng

Phương pháp chữa nhiễm siêu vi và biện pháp phòng tránh

Biện pháp điều trị nhiễm siêu vi

Giải pháp đầu tiên chính là hãy nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể bằng cháo hoặc súp. Khi bệnh diễn biến trầm trọng thì đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định dùng thuốc. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh vốn không có tác dụng trong điều trị bệnh do virus.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh không những không đem lại kết quả như mong đợi mà còn gây tổn thương dạ dày và nhiều cơ quan khác như thận, gan. Vì vậy biện pháp quan trọng nhất chính là phòng ngừa không thể bản thân và người thân mắc nhiễm siêu vi.

Biện pháp phòng ngừa nhiễm virus siêu vi

Cách làm đơn giản nhất chính là giữ vệ sinh cá nhân thật tốt. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Thường xuyên dùng xà phòng để rửa tay sạch.
  • Tránh các nơi đông người khi không thật cần thiết nhất là khi có dịch sốt siêu vi bùng phát trong cộng đồng.
  • Hạn chế việc đưa tay lên chạm vào mặt, nhất là vùng mũi và miệng.
  • Nếu như đang bị cảm lạnh, sốt, ho là khi hệ miễn dịch suy yếu cần tránh nơi đông người. Như vậy vừa đẩy lùi nguy cơ mắc sốt siêu vi vừa tránh lây bệnh cho người khác. Tiến hành che đậy miệng và hắt hơi, ho vào khăn tay sạch.

Khi trẻ nhỏ bị nhiễm siêu vi, ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên hiện nay bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cũng không thể chủ quan. Hãy dành thời gian chăm sóc bé chu đáo và theo dõi liên tục để nhận biết triệu chứng nặng. Luôn đảm bảo con được uống thuốc đúng giờ và kịp thời đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị khi bệnh có dấu hiệu trở nặng.

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin