Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh theo mùa/
  4. Cảm lạnh

Cảm lạnh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp do bị nhiễm virus gây ra cảm giác mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Cảm lạnh phổ biến hay gặp ở đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như người bị bệnh mãn tính, người lớn tuổi hoặc trẻ em.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cảm lạnh

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là tình trạng nhiễm virus ở đường hô hấp trên (bao gồm: Mũi, họng, xoang, hầu, thanh quản). Khi thời tiết thay đổi hoặc khi sức đề kháng giảm tạo cơ hội cho nhiều loại virus tấn công cơ thể gây cảm lạnh. Theo thống kê thông thường vào mỗi năm người lớn khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh hai hoặc ba lần còn đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi sức đề kháng yếu hơn có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn.

Hầu hết mọi người khỏi cảm lạnh trong một tuần hoặc 10 ngày. Bệnh nhân không vì vậy mà chủ quan vì nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đến bác sĩ thăm khám khi các triệu chứng diễn tiến nặng hoặc kéo dài không giảm.

Triệu chứng cảm lạnh

Những dấu hiệu và triệu chứng của cảm lạnh

Các triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh, có thể bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì hơi liên tục.
  • Đau hay ngứa họng.
  • Ho.
  • Đau cơ thể nhẹ hoặc nhức đầu nhẹ.
  • Sốt nhẹ.

Dịch chảy ra từ mũi của bạn có thể bắt đầu trong và trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc xanh lá cây khi cảm lạnh thông thường diễn ra. Điều này thường không có nghĩa là bạn bị nhiễm vi khuẩn.

Biến chứng có thể gặp khi bị cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường sau vài ngày sẽ tự khỏi nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn tới một số biến chứng như sau:

  • Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa): Khi virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ nằm ở tai giữa dễ có nguy cơ nhiễm trùng tai cấp tính. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai hoặc sốt trở lại sau cảm lạnh thông thường.
  • Hen suyễn: Cảm lạnh khiên đường hô hấp bị tắc nghẽn gây khó thở khò khè, kể cả khi bạn không có dấu hiệu bị hen suyễn. Nếu bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Viêm xoang cấp tính: Ở người lớn hoặc trẻ em, cảm lạnh thông thường không khỏi có thể dẫn đến sưng, đau (viêm) và nhiễm trùng xoang.
  • Nhiễm trùng khác: Cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi và viêm thanh khí phế quản hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Những nhiễm trùng này cần được điều trị bởi bác sĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bị cảm lạnh thông thường, bạn có thể không cần tới sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn như sau, bạn cần đi khám bác sĩ.

Khó thở hoặc thở nhanh, suy hô hấp.

Mất nước hoặc tình trạng thiếu nước kéo dài.

Sốt kéo dài hơn 4 ngày.

Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Các triệu chứng, chẳng hạn như sốt hoặc ho, cải thiện nhưng sau đó quay trở lại hoặc trầm trọng hơn.

Nguyên nhân cảm lạnh

Nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh

Có nhiều loại virus có thể gây cảm lạnh nhưng virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus phổ biến nhất. Các loại virus cảm lạnh thường tấn công vào cơ thể qua các đường mắt, mũi, miệng. Khi bạn tiếp xúc chạm vào cơ thể người bị cảm lạnh hoặc sử dụng chung đồ vật với người bị cảm có thể tăng nguy cơ bị bệnh. Ngoài ra khi bạn nói chuyện ở khoảng cách gần hoặc khi hắt hơi, sổ mũi, ho thì các giọt bắn có thể lây lan trong không khí làm tăng khả năng bị bệnh cảm.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)