Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đặc trưng của từng nhóm máu quyết định nguyên tắc truyền máu. Khi truyền máu cần tuân thủ nguyên tắc cho - nhận của từng nhóm để tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào?
Ở người có 4 nhóm máu chính gồm A, B, AB, O. Mỗi nhóm máu đều có thành phần cấu tạo giống nhau gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, huyết tương nhưng lại có những đặc trưng riêng. Nhóm máu AB có đặc trưng là huyết tương không có kháng thể còn trên bề mặt hồng cầu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B. Đây chính là nguyên tắc truyền máu. Nếu chưa biết nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào thì đây là bài viết dành cho bạn.
Bất kỳ nhóm máu nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương. Trong đó các tế bào hồng cầu chiếm ưu thế. Cứ 600 tế bào hồng cầu chỉ có 40 tế bào tiểu cầu và duy nhất 1 tế bào bạch cầu. Trên bề mặt của hồng cầu có các kháng nguyên (protein gắn với carbohydrates). Các kháng nguyên này được coi là căn cứ xác định nhóm máu.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã tìm ra hơn 30 hệ nhóm máu khác nhau. Trong đó Hiệp hội Truyền máu quốc tế công nhận 39 hệ nhóm máu. Hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh là 2 hệ được sử dụng phổ biến nhất. Và nhóm máu AB thuộc hệ nhóm máu ABO.
Trước khi tìm hiểu nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu nhóm máu AB có đặc trưng gì. Nhóm máu AB được tạo thành từ nhóm máu A và nhóm máu B (có thể mang gen A, B từ bố và mẹ). Trên tế bào hồng cầu của nhóm máu A có kháng nguyên A, trong huyết tương của nhóm máu A có kháng thể B. Trên tế bào hồng cầu của nhóm máu B lại có kháng nguyên B, trong huyết tương của nhóm máu B lại có kháng thể A. Vì vậy, trên tế bào hồng cầu của nhóm máu AB có cả kháng nguyên A lẫn kháng nguyên B. Còn trong huyết tương lại không có cả kháng thể nào.
Nhóm máu AB có hiếm không? Vì tỷ lệ xảy ra sự kết hợp giữa A và B khá thấp nên tỷ lệ người sở hữu nhóm máu AB trong cộng đồng sẽ thấp hơn các nhóm máu khác. Theo các hiểu thông thường, nhóm máu AB với sư hạn chế về số lượng người sở hữu vẫn được coi là nhóm máu hiếm. Ở Việt Nam, có khoáng 6,6% người mang nhóm máu này.
Truyền máu là một hình thức cho và nhận máu từ người này đến người khác. Phương pháp này giúp bồi hoàn lượng máu bị thiếu hụt do chảy máu quá nhiều (tai nạn, phẫu thuật…) hoặc giúp điều chỉnh bất thường trong máu của bệnh nhân. Nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào cần tuân theo nguyên tắc truyền máu.
Nguyên tắc truyền máu lại dựa trên đặc trưng riêng biệt của từng nhóm máu. Vì vậy, trước khi truyền máu, cả người cho và người nhận đều cần xét nghiệm xác định nhóm máu. Mỗi nhóm máu ở người lại có những đặc tính riêng.
Kháng thể của nhóm này sẽ chống lại nhóm kia. Truyền nhóm máu không phù hợp có thể gây ra các phản ứng truyền máu nguy hiểm, đôi khi là khiến người nhận mất đi tính mạng. Đây là lý do trước năm 1901 - khi bác sĩ, nhà sinh học Karl Landsteiner ForMeRS người Áo tìm ra nhóm máu đã có rất nhiều người chết vì truyền máu.
Để đảm bảo an toàn khi cho và nhận máu từ những người khác nhau, quá trình truyền máu cần đảm bảo nguyên tắc truyền máu sau:
Về lý thuyết, nhóm máu AB có thể nhận từ tất cả các nhóm máu A, B, O còn lại do sự có mặt của cả kháng nguyên A và B. Tuy nhên, nhóm máu AB lại được phân thành 1 nhóm nhỏ gồm nhóm máu AB Rh+ (hay AB+) và AB Rh- (hay AB-). Yếu tố Rh quyết định khả năng tương thích giữa các nhóm máu vì vậy nó cũng quyết định việc cho - nhận máu.
Theo quan điểm mới nhất của y học hiện đại, nhóm máu AB có thể nhận được nhóm máu nào? Câu trả lời là: Nhóm máu AB + có thể nhận máu từ nhóm máu Rh+ hoặc Rh- như: A+, A-, B+, B-, O+, O-. AB+, AB-. Nhưng nhóm máu AB- chỉ có thể nhận từ nhóm máu Rh- gồm: A-, B-, AB-, O-. Còn nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào? Câu trả lời là chỉ duy nhất nhóm máu AB mà thôi.
Khi truyền nhóm máu không phù hợp, cơ thể người nhận có thể xảy ra những phản ứng truyền máu tán huyết cấp tính. Phản ứng này có thể xảy ra ngay khi truyền hoặc sau khi truyền máu 24 giờ. Khi đó, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như: Vị trí truyền nóng rát, người sốt và ớn lạnh, đau hai bên sườn và lưng. Người nhận máu có thể bị sốc và dẫn đến tử vong nhanh chóng
Người sở hữu nhóm máu AB nên làm xét nghiệm xác định chính xác xem mình đang mang nhóm máu AB+ hay AB-. Hiện nay, nhóm máu AB- đang được ghi nhận là nhóm máu hiếm tại Việt Nam và trên thế giới. Nếu đang sở hữu nhóm máu này, bạn cần lưu ý:
Với câu hỏi nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào, câu trả lời là truyền được cho duy nhất nhóm máu AB thôi bạn nhé! Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm một vài kiến thức y khoa cần thiết và hữu ích.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp