Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay tình trạng người mắc những bệnh lý về răng miệng đang ngày càng tăng cao, phần lớn là do chế độ ăn uống hằng ngày. Trong đó những bệnh lý nổi hạt trong miệng cũng gây ra nhiều rắc rối, cũng là báo hiệu cho nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong khoang miệng.
Rất nhiều người không quan tâm đến những bệnh lý nổi hạt trong miệng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng phức tạp. Cùng tìm hiểu về 1 số bệnh lý nổi hạt trong miệng khá phổ biến hiện nay như nổi hạt trắng, hạt đỏ và hạt dạng mụn thịt…
Bệnh nổi hạt trắng trong miệng là bệnh thường gặp nhất do những rối loạn diễn ra khi người bệnh có chế độ ăn uống thất thường, ăn nhiều các chất kích thích đến vị giác. Bệnh nổi hạt trắng trong miệng biểu hiện qua những dấu hiệu sau:
Nổi những hạt trắng li ti trong miệng gần với cổ họng, chúng có thể phân bổ ở bất cứ vị trí nào trong khoang họng, đôi khi nổi hẳn trên mặt lưỡi. Những hạt trắng khiến cho hơi thở có mùi hôi.
Đặc biệt với những người nổi hạt trắng trên amidan có thể là biểu hiện của bệnh amidan hốc mủ, những hạt trắng này khi có tác dụng của ngoại lực sẽ vỡ ra và chảy mủ, vô cùng nguy hiểm.
Những người nổi hạt trắng trong miệng sẽ cảm thấy ăn uống khó khăn hơn, ngứa rát vùng nổi hạt và những vùng xung quanh thường bị sưng đỏ.
Nhiễm nấm candida: nấm candida nằm vùng trong khoang miệng và gây ra hàng loạt những bệnh lý răng miệng như chốc lở, loét áp tơ, viêm lưỡi địa lý và nổi hạt trắng cũng không phải là ngoại lệ.
Amidan hốc mủ: như đã nói ở trên thì những hạt trắng nổi ở khu vực amidan chính là dấu hiệu điển hình nhất của căn bệnh này. Bệnh nhân bị amidan hốc mủ sẽ khó chữa hơn những bệnh viêm amidan thông thường, và nếu không được chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng hạt: nếu thấy cổ họng đau rát, ho khan, ho có đờm kèm theo những hạt trắng trong khoang miệng thì bạn có thể nghỉ ngay đến căn bệnh này.
Sùi mào gà: là bệnh do quan hệ tình dục bằng miệng gây ra. Bệnh do vi khuẩn HPV và biểu hiện qua việc nổi hạt trắng hoặc đỏ trong khoang miệng. Đặc biệt phụ nữ bị sùi màu gà không được cho con bú.
Bệnh viêm lưỡi hoặc còn gọi là bạch sản niêm mạc: cũng có dấu hiệu là nổi hạt trắng, tuy nhiên sau đó chúng sẽ phát triển thành các vết loét do các mô tế bào trong khoang miệng sản sinh nhiều quá mức.
Ung thư lưỡi: đối với bệnh ung thư lưỡi thì những vết trắng trong khoang miệng sẽ không gây đau nhưng sau 1 thời gian nó sẽ chuyển thành những nốt sùi hoặc cục u cứng và thay đổi thành những màu sắc bất thường khác.
Cũng giống như bệnh nổi hạt trắng, nổi hạt đỏ là biểu hiện của 1 số bệnh nguy hiểm và kèm theo những triệu chứng như:
Nhiệt miệng: nếu bạn thấy những nốt đỏ li ti nổi lên như đầu tăm ở trên lưỡi hoặc dưới lưỡi thì có thể bạn sắp bị nhiệt miệng. Những nốt này sẽ mau chóng vỡ ra và tạo thành những tổn thương nhỏ trên niêm mạc, khiến bạn bị đau khi ăn uống.
Loét miệng: loét miệng là tình trạng nặng hơn của nhiệt miệng và cũng bắt đầu khi như mụn nước đỏ ở miệng bắt đầu vỡ ra và tạo thành những vết loét sâu trong khoang miệng. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm trùng miệng, viêm nướu...
Bệnh sởi: ngoài những bệnh về răng miệng thường gặp thì bệnh sởi ở trẻ cũng gây ra những hạt đỏ nổi li ti trong khoang miệng, còn gọi lại hạt Koplik. Những hạt này sẽ xuất hiện cùng những triệu chứng phát sởi và sẽ tự lặn sau vài ngày. Đây cũng là dấu hiệu giúp phân biệt sởi với những bệnh như thủy đậu, sốt phát ban.
Sùi mào gà, ung thư lưỡi: cũng có triệu chứng nổi hạt đỏ, tuy nhiên không phổ biến bằng dấu hiệu nổi hạt trắng.
Ngoài những bệnh lý nổi hạt trắng và đỏ trong khoang miệng thì chúng ta cũng có thể nổi hạt dạng mụn thịt trong khoang miệng. Dù là ở trạng thái hay màu sắc gì thì việc nổi hạt trong miệng cũng báo hiệu cho tình trạng sức khỏe xuống cấp và có thể đang mắc những bệnh lý tai mũi họng. Hãy cảnh giác với những bệnh này và phòng tránh bệnh bằng cách áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi điều độ và quan hệ tình dục an toàn.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.