Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Như các bạn đã biết khi bị chấn thương cổ chân cụ thể là bị bong gân, bạn cần phải tiến hành cố định khớp bằng cách quấn băng. Vậy có những cách quấn băng khi bị bong gân cổ chân nào và các bước thực hiện ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn nhé.
Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp với các dây chằng hỗ trợ xương trong khớp mắt cá nhân của bạn. Do đó để hỗ trợ ổn định khớp trong khi dây chằng lành lại, bạn cần quấn băng cho cổ chân. Bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bạn một số cách quấn băng khi bị bong gân cổ chân.
Loại băng thun được sử dụng phổ biến hiện nay là băng thương hiệu ACE. Trước khi thực hiện thao tác quấn băng, bạn cần đảm bảo có đủ băng quấn quanh mắt cá chân và bàn chân nhiều lần đồng thời chuẩn bị sẵn kéo để cắt băng khi quấn xong. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Quấn quanh bàn chân.
Dùng băng thun quấn quanh khu vực bàn chân vừa phải đảm bảo cho chân có cảm giác thoải mái, không chặt quá cũng không quá lỏng.
Bước 2: Quấn băng lên trên về phía gót chân.
Trong bước này, bạn sẽ quấn băng chéo lên phía gót chân, giữ chặt băng cuốn ở bàn chân rồi quấn theo hình mũi tên.
Bước 3: Tạo điểm cho băng cuốn.
Trong bước này, bạn sẽ tiến hành quấn thêm 2 vòng quanh cổ chân ở phía trên.
Bước 4: Quấn xuống dưới bàn chân theo đường chéo.
Sau khi tạo điểm cho băng cuốn ở trên mắt cá chân xong thì ta lại quấn băng xuống dưới bàn chân theo đường chéo.
Bước 5: Quấn băng thun xung quanh lòng bàn chân trước, sau đó bắt chéo lên theo hình số 8. Thực hiện thao tác này nhiều lần quấn quanh bàn chân và mắt cá chân.
Bước 6: Hãy tiến tục quấn băng quanh chân và mắt cá nhiều lần cho đến khi nào băng thun đến phần cổ chân thì dùng kéo cắt băng cuốn ra. Sau khi hoàn thành, bạn có thể thấy gót chân sẽ vẫn lộ ra, còn phần mắt cá chân, bàn chân và cổ chân đã được băng kín. Đặt dây buộc nhỏ hoặc Velco đi kèm với băng thun vào cuối cuộn để giữ cố định, tránh sai khớp.
Sau khi hoàn thành, băng quấn phải chắc chắn đảm bảo không để mắt cá chân của bạn cử động nhưng vẫn không gây cảm giác gò bó khó chịu vì quá chặt máu không thể lưu thông. Nếu như không đạt các yêu cầu trên, bạn cần tháo băng ra và thử lại.
Quấn băng keo thường xuyên sẽ giúp cho bạn hạn chế và giảm tình trạng bị chấn thương trong quá trình vận động mạnh như chơi các bộ môn thể thao. Dù nhỡ may bị va chạm trên sân hay cảm thấy chớm đau ở các vùng cơ, khớp trong lúc vận động, bạn có thể tiến hành quấn băng keo cổ chân ngay để hạn chế chấn thương trở nặng hơn như bị viêm khớp. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách quấn băng với băng keo khi bong gân cổ chân.
Quấn băng keo cho cổ chân thường cuốn ngang và có thể nói đây là một cách quấn băng bảo vệ cơ khỏi bị chấn thương đơn giản nhất. Hãy lưu ý khi quấn băng là tập trung quấn vào phần bị đau để điều chỉnh lực quấn chặt hay lỏng và làm sao cho chân cảm thấy thoải mái vì quấn băng chặt quá sẽ khó chịu hoặc có thể đau nhiều hơn, quấn lỏng quá thì cũng sẽ không có tác dụng.
Cách quấn băng khi bị bong gân cổ chân bằng băng động học với các loại như băng Kinesiology, hoặc KT, được làm bằng bông và chất kết dính acrylic y tế. Các bước thực hiện cho phương pháp này như sau:
Bước 1: Xé một đoạn băng đủ dài để quấn băng từ một bên mắt cá chân, dưới bàn chân và lên phía bên kia của mắt cá chân của bạn.
Bước 2: Ngồi với tư thế chân đặt ở một góc vuông so với cẳng chân của bạn.
Bước 3: Đặt phần giữa dải băng xuống phía dưới bàn chân dọc theo chỗ giữa gót chân và vòm chân của bạn. Nhấn mạnh xuống và lấy giấy ra.
Bước 4: Đưa một đầu băng quấn lên phía mắt cá chân và tiếp tục ấn nhẹ nhàng nhưng tránh để tạo bọt khí dưới băng.
Bước 5: Nếu bạn bắt đầu quấn băng từ phần bên trong của mắt cá chân thì hãy xoay mắt cá chân về phía ngoài để vùng da đang băng hơi căng ra.
Bước 6: Đưa băng ra bên kia mắt cá chân và nếu bạn bắt đầu quấn với phần bên trong của mắt cá chân thì hãy xoay mắt cá vào bên trong khi bạn dán băng dính ra bên ngoài.
Bước 7: Lấy dải băng thứ 2 quấn quanh mắt cá và gân cùng với phía trên gót chân.
Bước 8: Sau khi quấn xong, bạn sẽ có cảm giác hơi căng nhẹ để nhắc nhở bạn không nên cử động mắt cá chân quá nhiều.
Không nên quấn băng quá chặt vì có thể hạn chế sự lưu thông mạch máu đến vết thương, cản trở quá trình phục hồi chữa lành viêm gân và có thể gây tổn thương mô bàn chân của bạn.
Không nên quấn băng quá lỏng lẻo vì việc đó sẽ làm cho việc chuyển động quá nhiều và khiến dây chằng không nhận được sự hỗ trợ cần thiết để phục hồi.
Trước khi bắt đầu thực hiện thao tác quấn băng cho cổ chân, hãy nhớ nhẹ nhàng rửa sạch, lâu khô chân, chuẩn bị sẵn các tài liệu bạn cần và dành thời gian điều trị vết thương của bạn.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách quấn băng khi bị bong gân cổ chân. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn nhé.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.