Uốn ván bệnh học là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) tiết ra. Đó là một trực khuẩn bào tử, thon dài, kỵ khí, Gram dương, có trong đất và phân súc vật.
Uốn ván bệnh học là gì?
Uốn ván bệnh học là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván SS ở các nước đang phát triển.
Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván SS rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván từ 10 – 90%, tỷ lệ chết cao nhất ở trẻ nhỏ và người có tuổi. Ở Việt Nam, uốn ván bệnh học xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh trong cả nước.
Uốn ván bệnh học là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á
Chương trình loại trừ uốn ván SS được triển khai từ năm 1992. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tỷ lệ mắc uốn ván SS trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ sinh ra còn sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván SS theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc uốn ván SS dưới 1/1.000 trẻ sinh ra còn sống.
Những dấu hiệu và triệu chứng uốn ván bệnh học là gì?
Uốn ván bệnh học toàn thân là loại phổ biến nhất. Triệu chứng uốn ván bệnh học toàn thân là cơ có thể bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc vi khuẩn xâm nhập.
Các cơ bị ảnh hưởng khi bị uốn ván hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Ngoài ra, một số người bị co giật cơ mạnh, đau khắp toàn thân. Bệnh có thể nhẹ (cơ co cứng với vài cơn co giật), vừa (cứng hàm và khó nuốt) hoặc nặng (co giật dữ dội hoặc ngưng thở).
Uốn ván bệnh học cục bộ không phổ biến. Triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện ở các cơ gần vết thương.
Nguồn lây nhiễm uốn ván bệnh học
Trực khuẩn uốn ván tồn tại trong ruột của súc vật, nhất là trong ruột các đại gia súc ăn cỏ như ngựa, trâu, bò… kể cả người, tại đây vi khuẩn cư trú một cách bình thường không gây bệnh.
Nha bào uốn ván có thể tìm thấy trong đất và các đồ vật bị nhiễm phân súc vật hoặc phân người. Nha bào uốn ván có mặt ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên và có thể gây nhiễm cho tất cả các loại vết thương.
Thời kỳ lây truyền: Uốn ván bệnh học, kể cả uốn ván sơ sinh, xảy ra tản phát đối với những người chưa được miễn dịch đầy đủ do ngẫu nhiên bị nhiễm nha bào uốn ván. Uốn ván bệnh học là bệnh nhiễm khuẩn không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác.
Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt.
Uốn ván bệnh học cục bộ không phổ biến
Độc tố của khuẩn này đi vào hệ thần kinh trung ương, bám vào các màng gangliosid của các xináp thần kinh, cản trở sự giải tỏa lệnh truyền ức chế từ các đầu dây thần kinh sinh co cứng toàn thân và những cơn co giật mạch cách hồi.
Thời gian ủ bệnh thường từ 5 -10 ngày, song có thể trải dài từ 2 đến 50 ngày. Bệnh nhân bị cứng hàm, khó nuốt, vật vã, cổ và tay chân cứng đơ, nhức đầu, sốt, viêm họng, rét lạnh, đau đớn, co cứng, gây ra một nét mặt như đang cười mà không nhúc nhích, lông mày nhướn cao; co thắt ở cơ bụng, cơ cổ, cơ lưng, gây ưỡn người, bí tiểu, táo bón, có thể hôn mê.
Điều trị uốn ván bệnh học
Với người lớn nên tiêm bắp duy nhất một liều 3.000 đ.v. globulin miễn dịch uốn ván, song tùy theo bệnh nặng nhẹ mà có thể tiêm từ 1.500 đến 10.000 đ.v.
Nếu phải dùng huyết thanh ngựa thì liều thông dụng là 50.000 đ.v. tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: Globulin miễn dịch hoặc kháng độc tố có thể tiêm ngay vào vết thương, nhưng không quan trọng bằng mổ nạo vét vết thương thật kỹ.
Đối với những cơ thì các thuốc như benzodiazepin, clorpromazin và bacbiturat tác dụng ngắn hạn đều làm giảm những kích thích quá mức lên hệ thần kinh. Diazepam rất tốt để ngăn chặn những cơn động kinh, chống cứng cơ và làm dịu.
Bệnh nặng nhất cần tiêm 10 – 20mg qua đường tĩnh mạch cứ 3 giờ một lần. ít nghiêm trọng hơn thì uống 5 – 10 mg từ 2 đến 4 giờ một lần.
Với người lớn nên tiêm bắp duy nhất một liều 3.000 đ.v. globulin miễn dịch uốn ván
Liều cho trẻ em bị uốn ván rốn là 0,1 -0,2 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 3 – 6 giờ một lần, đôi khi dùng liều cao 10 – 15 mg/kg/ngày.
Liều cho trẻ sơ sinh (0,3 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 3 – 6 giờ một lần) tương đối cao hơn so với trẻ em đã lớn hoặc người lớn; phạm vi thông thường là 20 – 40 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch. Cũng nên dùng penicillin G 2 triệu đ.v. tiêm tĩnh mạch 6 giờ một lần hoặc tetracyclin 30 – 40 mg/kg/ngày.
Không có kháng sinh nào chặn được nhiễm khuẩn thứ phát, như viêm phổi chẳng hạn. Nếu viêm thì cần nuôi cấy để quyết định kháng sinh thích hợp. Sau khi khỏi cần tạo miễn dịch đầy đủ bằng biến độc tố.
Đã có vacxin tiêm phòng uốn ván bệnh học. Khi mắc bệnh, nguyên tắc chung là để bệnh nhân nằm nghỉ và được luồn ống duy trì khí đạo đầy đủ. Có thể cần đặt ống vào dạ dày để cho ăn; bồi bổ bằng tiêm truyền tĩnh mạch.
Do có thể bị táo bón và bí tiểu nên cần giữ cho phân niềm, đặt ống ở trực tràng và ống thông bàng quang, cần codein đề giảm đau nhức, cần kháng độc tố đã bám vào màng khớp thần kinh.
Thu Hà