Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Mặc định
Lớn hơn
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm ở trẻ em. Chính vì vậy các bậc phụ huynh phải có những biện pháp phòng ngừa hợp lí và nên tìm hiểu kĩ về viêm não Nhật Bản vắc xin.
Viêm não Nhật Bản là bệnh rất nguy hiểm, có diễn tiến nhanh và thường để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bệnh có thể qua khỏi nhưng nguy cơ để lại di chứng là rất cao. Một số hệ lụy di chứng về thần kinh và vận động rất nặng nề như: trở thành người thực vật, trí tuệ phát triển chậm, yếu chi, động kinh, khó hòa nhập với xã hội, Parkinson,...
Trên thế giới đang có 2 loại viêm não Nhật Bản vắc xin được sử dụng phổ biến đó là:
Tiêm vắc xin là phương thức phòng bệnh viêm não Nhật Bản hữu hiệu nhất cho trẻ em. Nếu trẻ em 16 tháng mà vẫn chưa được chưa tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì phải cần nhanh chóng cho trẻ đi tiêm vì lúc này là thời điểm trẻ rất dễ mắc căn bệnh này.
Ngoài ra vắc xin viêm não Nhật Bản không thể phòng chống được bệnh viêm màng não mủ, vì vậy cha mẹ nên cho bé đi tiêm tiếp loại vắc xin phòng bệnh này.
Vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ có tên gọi là vắc xin Act-HIB. Hai loại vắc xin viêm não Nhật Bản và viêm màng não mủ không có ảnh hưởng gì đến nhau. Khi bé được 16 tháng thì chỉ cần tiêm 1 mũi viêm màng não mủ nhưng khi tiêm cùng lúc với loại vắc xin phòng bệnh khác thì nên tiêm ở vị trí khác nhau.
Các phụ huynh hay có tâm lý lo lắng về nguy cơ bị sốc và phản ứng phụ khi cho con tiêm chủng. Vậy viêm não Nhật Bản vắc xin có gây phản ứng phụ không?
Cũng như hầu hết các vắc xin khác thì vắc xin viêm não Nhật Bản cũng sẽ có 5 -10% trẻ gặp phản ứng phụ tại chỗ tiêm như sưng, đau, đỏ; hay phản ứng toàn thân như đau đầu, sốt nhẹ. Đa số sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày.
Trường hợp sốc sau khi tiêm có tỷ lệ cực nhỏ (1/1 triệu), khi đó cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.
Cha mẹ nên cho bé tiêm phòng tại các cơ sở y tế uy tín, nguồn vắc xin đảm bảo để tránh sai lịch tiêm.
Trên đây là những điều cơ bản cần biết về viêm não Nhật Bản vắc xin. Hi vọng bài viết giúp các bậc cha mẹ có thêm những thông tin hữu ích khi chăm sóc con em mình.
Nguyễn Hồng
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.