Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi cho bé

Ngày 28/06/2022
Kích thước chữ

Những thói quen của các bậc phụ huynh khi vệ sinh mắt mũi cho bé tưởng chừng như vô hại như dùng tăm bông, hút rửa mũi… nhưng vô tình nó lại khiến trẻ gặp những vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt đối với những bố mẹ lần đầu có em bé, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên rất dễ mắc sai lầm khi chăm sóc con.

Hãy lưu ý một số sai lầm có thể bạn cũng đang mắc phải khi vệ sinh cho bé nhà mình mà nhà thuốc Long Châu liệt kê bên dưới. Cùng điểm qua nhé. 

Những sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi cho bé

Một số sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi trẻ các bậc phụ huynh cần nắm rõ:

Không thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Nhiều bố mẹ cho rằng trẻ nhỏ ít tiếp xúc với bụi bẩn nên không cần vệ sinh mắt. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm. Theo các bác sĩ cho biết, khi trẻ vừa chào đời, các hốc trong mắt trẻ bị dính các dịch từ cơ thể mẹ và trong 3 tháng đầu đời, nước mắt của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên chưa tự làm sạch mắt được. Do đó, các bố mẹ cần vệ sinh mắt cho con 3 lần/ngày vào lúc sáng ngủ dậy, lúc tắm và lúc đi ngủ. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý vô trùng, đơn liều được chỉ định cho trẻ sơ sinh để vệ sinh mắt cho bé. 

Những sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi cho bé 1

Các bố mẹ cần vệ sinh mắt cho con 3 lần/ngày

Dùng tăm bông vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường hắt hơi để đẩy chất nhầy trong khoang mũi ra bên ngoài. Do đó, không cho vật gì vào trong mũi của bé kể cả tăm bông vì có thể làm hỏng lớp lót khoang mũi, lớp màng nhầy chứa nhiều mạch máu. Bạn có thể vệ sinh mũi bé bằng cách ngâm miếng bông thấm nước muối sinh lý và lau xung quanh lỗ mũi để làm sạch chất nhầy. 

Dùng chung khăn hay bông y tế để vệ sinh cả 2 mắt

Khi làm sạch mũi hay mắt cho trẻ, các cha mẹ thường có thói quen sử dụng 1 chiếc khăn hay 1 miếng bông y tế để vệ sinh cho cả 2 mắt và mũi. Tuy nhiên việc làm này vô tính sẽ dẫn đến việc lây nhiễm chéo vi khuẩn từ mắt này sang mắt kia, tăng triệu chứng nhiễm khuẩn. 

Nếu mắt bé bị đỏ, hãy dùng 1 bông y tế thấm nước muối sinh lý để vệ sinh mắt và chỉ dùng 1 miếng cho 1 lần lau. Nếu bạn tiếp tục lau lần 2 cho cùng 1 bên mắt thì phải thay bông khác và tiến hành lau từ bên trong ra bên ngoài. 

Cũng tương tự đối với vệ sinh mũi, bạn nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé, sau đó lau mũi bé bằng miếng bông y tế nhỏ đã khử trùng và thấm nước muối sinh lý. Mỗi bên lỗ mũi chỉ nên dùng 1 miếng bông riêng. 

Vì các bé còn nhỏ nên vùng da dưới mắt và gần mũi khá nhạy cảm và dễ tổn thương, do đó khi lựa chọn khăn hay bông y tế, các bố mẹ phải chọn những loại mềm mịn, không thô cứng, không sợi xơ để tránh làm trầy xước và rơi bụi xơ vào mắt, mũi bé. Bạn có thể tham khảo bông y tế Quick Nurse để hỗ trợ trong quá trình vệ sinh mắt mũi bé. Đây là loại bông làm từ 100% sợi cotton, có khả năng thấm hút cao nên khi kết hợp với nước muối sinh lý sẽ phát huy tối đa hiệu quả làm sạch. 

Những sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi cho bé 2

Bông Y Tế Quick Nurse an toàn cho người sử dụng

Không rửa tay trước khi vệ sinh mắt, mũi cho trẻ

Nhiều người thường bỏ quên việc vệ sinh đôi tay của mình trước khi chăm sóc cho trẻ, nhất là khi vệ sinh mắt, mũi cho trẻ. Trong khi đó, đôi tay chính là cầu nối khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé gây ra tình trạng viêm nhiễm. Do đó, việc rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi vệ sinh mắt mũi cho trẻ là điều rất cần thiết mà bố mẹ không thể bỏ qua. 

Hút hoặc rửa mũi quá nhiều lần

Khi trẻ khó thở do đờm, thở khò khè ở mũi các bố mẹ thường dùng phương pháp hút mũi hoặc rửa mũi liên tục. Việc làm này hoàn toàn sai lầm nhưng nhiều người vẫn áp dụng. Hút mũi quá nhiều lần sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, dẫn đến viêm nhiễm nặng nề hơn. 

Mũi trẻ em hay người lớn đều có cơ chế tự làm sạch, trong mũi có các chất nhầy tạo độ ẩm, hạn chế bụi bẩn. Nếu rửa mũi quá nhiều lần sẽ làm mất đi chất nhầy, khiến mũi bị khô và dễ nhiễm khuẩn, niêm mạc bị tổn thương. Đối với trường hợp trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi các bậc phụ huynh nên nhỏ vào mũi bé khoảng 1-2 giọt nước muối sinh lý rồi dùng bấc sâu kèn đưa vào mũi để thấm hút hết dịch mũi. 

Những sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi cho bé 3

Hút hoặc rửa mũi quá nhiều lần gây khô mũi bé

Có nên vệ sinh mắt, mũi hằng ngày cho trẻ ?

Nước muối sinh lý chỉ hiệu quả khi vệ sinh mắt mũi cho bé hàng ngày với tần suất 2-3 lần/ngày vào lúc bé ngủ dậy buổi sáng, lúc cho bé tắm và lúc vệ sinh trước khi đi ngủ buổi tối. Nước muối sinh lý sẽ dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng đường thở và loại bỏ dị vật ra khỏi mũi. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi khi đi đường xa và tiếp xúc với khói bụi. 

Tương tự như vệ sinh mũi, các phụ huynh cũng có thể vệ sinh mắt cho bé bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, chỉ sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày cho các bé trong tháng đầu tiên sau sinh. Bởi vì lúc mới sinh được 1 tháng, các hốc mắt của bé bị dính dịch của mẹ nên cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Tần suất sử dụng trong 1 ngày thường không quá 3 lần.

Khi vệ sinh cho bé, các bậc cha mẹ nên dùng dụng cụ chuyên dụng để tránh gây áp lực, làm hỏng niêm mạc của trẻ. Khi sử dụng nước muối sinh lý thì chỉ nên dùng loại chuyên biệt đơn liều, vô trùng để tránh lây nhiễm chéo cho bé. 

Những sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi cho bé 4

Nên dùng dụng cụ chuyên dụng để tránh tổn thương các cơ quan của bé

Vệ sinh mắt mũi cho bé là rất quan trọng giúp tránh các bệnh lý liên quan đến mắt mũi. Tuy nhiên việc vệ sinh sai cách lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Do đó, nhà thuốc Long Châu hy vọng với bài viết trên, nếu bậc phụ huynh nào mắc phải những sai lầm trong việc vệ sinh cho bé thì ngay bây giờ hãy từ bỏ để bảo vệ sức khỏe của bé nhà mình. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin