Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thói quen đi vệ sinh sẽ bạn đảm bảo vệ sinh cũng như tránh khỏi một số bệnh lý cũng như các bệnh về khung xương chậu. Vì thế bạn hãy tránh ngay những thói quen đi vệ sinh sai cách dưới đây nhé.
Có khoảng 75% dân số thế giới đang đi vệ sinh sai cách, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể. Bài viết cảnh báo một số thói quen đi vệ sinh sai cách để bạn kịp thời chỉnh sửa sao cho phù hợp.
Tư thế ngồi bồn cầu không đúng cách có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, khó đi và khiến bạn dễ mắc một số bệnh về khung xương chậu, nhiễm trùng đường tiểu, trĩ hoặc táo bón.
Ngồi bệt sẽ khiến chân bạn bị tê mỏi khi phải ngồi quá lâu, đặc biệt với người cao tuổi có thể khiến họ choáng váng. Nếu duy trì thói quen ngồi bệt này sẽ khiến bạn mắc những bệnh về đường ruột như viêm ruột kết, trị, táo bón… nhất thoái hóa các khớp xương, đặc biệt đối với người cao tuổi.
Ngồi chồm hổm trên bồn cầu là cách lựa chọn của nhiều người khi đi vệ sinh ở những nơi công cộng. Tuy nhiên chúng lại gây nhiều áp lực lên phần xương chậu và thành ruột già.
Chúng cũng gây áp lực lên các cơ, khiến não bị thiếu máu tạm thời, nếu đứng dậy quá nhanh dễ sinh hiện tượng choáng và té ngã. Và bạn cũng không nên loại trừ trường hợp bồn cầu không thể chịu được sức nặng của cơ thể, dễ gây ra những sự cố nguy hiểm đến cơ quan sinh dục.
Tư thế ngồi thẳng lưng, chân chạm đất là tư thế thông thường đi vệ sinh của nhiều người, và đây là tư thế sai. Chúng sẽ khiến cho tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, khiến bạn khó đại tiện. Đặc biệt là với phái nữ, tư thế này khiến họ tê nhức, đau mỏi, lâu dài gây ra các bệnh về xương khớp, thậm chí còn dễ dàng mắc phải các loại bệnh viêm nhiễm.
Cách ngồi đúng khi đi vệ sinh là hơi nghiêng mình về phía trước, với một chiếc ghế nhỏ kê ở dưới chân tạo một góc 35 độ với cơ thể. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng, không tạo áp lực cho xương và khung chậu.
Hiện nay có rất nhiều người tranh cãi xung quanh việc nên dùng giấy vệ sinh hay vòi nước để vệ sinh sau khi đi vệ sinh. Nhiều người cho rằng việc vệ sinh bằng nước giúp rửa trôi các chất bẩn, trong khi giấy vệ sinh chỉ làm dây bẩn ra xung quanh. Vì thế chúng ta nên sử dụng một vòi nước nhỏ để vệ sinh hậu môn, sau đó dùng giấy vệ sinh để lau khô và lau sạch. Việc sử dụng giấy vệ sinh quá nhiều hoặc quá mạnh cũng gây kích ứng cho da, vì thế nếu không có vòi xịt, bạn hãy dùng giấy vệ sinh càng nhẹ nhàng càng tốt, để tránh làm trầy da.
Ngoài ra việc dùng khăn giấy ướt để lau chùi cho trẻ sau khi vệ sinh cũng sai cách. Việc này có thể loại bỏ vi khuẩn có lợi, làm tăng cao nguy cơ nhiễm khuẩn của trẻ.
Các bác sĩ khuyên rằng chúng ta nên đi đại tiện trong vòng 3-5 phút. Tuy nhiên hiện nay một số người có thói quen vừa đọc sách báo hoặc vừa lướt điện thoại vừa đi vệ sinh. Tuy nhiên thời gian ngồi vệ sinh càng lâu, càng gây nguy hại cho sức khỏe.
Đi vệ sinh quá lâu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như trĩ, giãn niêm mạc trực tràng, sa tử cung. Vì thế bạn nên tập trung đi vệ sinh để rút ngắn thời gian, đồng thời giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Một số người mắc bệnh táo bón thường khiến họ thắt cơ bụng nên khó đi cầu. Việc này khiến bạn phải dùng nhiều sức để rặn khi đi vệ sinh, gây áp lực lớn những cơ ở thành bụng và cơ hoành, có thể làm huyết áp cao vọt, từ đó làm giảm lượng máu bơm lên não. Việc này nếu kéo dài trong thời gian dài có thể hình thành trĩ do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng, hoặc khiến bạn kiệt sức, ngất xỉu, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Một khảo sát chỉ ra rằng nam giới sau khi đi vệ sinh rửa tay bằng xà phòng là khoảng 50%, trong khi có tới 15% cánh mày râu chẳng hề rửa tay. Với nữ giới, có khoảng 78% sẽ rửa tay bằng xà phòng và 7% thì không. Trong số đó, nếu rửa tay qua loa với nước mà không rửa lại với xà phòng để loại bỏ hết những vi khuẩn cũng là một thói quen đi vệ sinh sai cách.
Quy trình rửa tay đúng cách là bạn phải rửa tay bằng xà phòng để làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay trong vòng 1p và rửa lại bằng nước sạch. Và sau khi rửa tay xong bạn phải lau khô tay bằng giấy vệ sinh hoặc khăn sạch. Việc lạm dụng máy sấy khô tay ở những nhà vệ sinh công cộng cũng không phải là lựa chọn tối ưu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người lau tay sạch bằng giấy vệ sinh thì bàn tay sẽ tồn tại ít vi khuẩn hơn những người dùng máy sấy khô tay do không khí trong máy sấy khô nhiều gấp 27 lần trên giấy vệ sinh và có thể tồn tại trong thời gian dài.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.