Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gần đây, matcha latte không chỉ thu hút bởi vẻ ngoài hấp dẫn mà còn nhờ những lợi ích được truyền tai như chống lão hóa, giảm căng thẳng hay hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, liệu xu hướng uống matcha latte mỗi ngày, lợi hay hại cho sức khỏe? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Matcha latte với sắc xanh đặc trưng là thức uống ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt trong giới trẻ như học sinh, sinh viên và dân văn phòng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y học cổ truyền, loại đồ uống này không phù hợp với tất cả mọi người nếu sử dụng thường xuyên. Nếu tiêu thụ quá mức hoặc chọn sản phẩm kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Matcha latte tuy được nhiều người yêu thích nhờ vị thanh mát và màu sắc tự nhiên, nhưng nếu dùng mỗi ngày thì vẫn tiềm ẩn một số ảnh hưởng không tốt do 3 yếu tố sau.
Nhiều người yêu thích matcha latte vì vị ngọt mát dễ uống, nhưng lại không để ý đến lượng đường được thêm vào trong quá trình pha chế. Tại nhiều cửa hàng, loại đồ uống này thường được pha cùng sữa đặc, siro hoặc sữa có đường. Trung bình mỗi ly có thể chứa từ 15–25g đường, tương đương ba đến năm muỗng cà phê. Mức đường này đã vượt khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nếu uống thường xuyên, matcha latte có thể làm tăng nguy cơ tăng cân, tiểu đường và các bệnh lý chuyển hóa khác.
Một ly matcha latte chứa khoảng 2g bột matcha, tương đương với 60 - 80mg caffeine, gần bằng một nửa lượng caffeine trong một ly cà phê. Nếu uống từ 2 - 3 ly mỗi ngày, lượng caffeine tổng cộng có thể vượt quá 200mg. Điều này có thể dẫn đến mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh hoặc cảm giác lo âu, đặc biệt là đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, việc sử dụng matcha quá mức vẫn có thể gây ra những rủi ro cho sức khỏe.
Trên thị trường hiện nay, không phải loại matcha nào cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một số sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc có thể chứa kim loại nặng hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, gây hại cho gan và thận nếu sử dụng lâu dài. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua matcha từ các thương hiệu uy tín, có thông tin rõ ràng về nguồn gốc và quy trình sản xuất. Việc này giúp giảm thiểu rủi ro và tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe mà matcha mang lại.
Matcha chứa nhiều chất chống oxy hóa như catechin và EGCG. Tuy nhiên, các hoạt chất này lại có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt không heme - loại sắt có trong rau củ, đậu và ngũ cốc. Tác động này đặc biệt đáng lưu ý với phụ nữ trẻ và người ăn chay - những nhóm có nguy cơ thiếu máu cao hơn. Khi uống matcha latte gần bữa ăn hoặc tiêu thụ với tần suất lớn trong ngày, khả năng hấp thụ sắt dẫn đến mệt mỏi kéo dài.
Matcha là loại bột được nghiền mịn từ lá trà xanh non, thường được trồng trong điều kiện ánh sáng hạn chế nhằm tăng cường các dưỡng chất như chlorophyll và L-theanine. Khác với trà xanh thông thường chỉ sử dụng nước pha, khi dùng matcha, chúng ta tiêu thụ toàn bộ phần lá, dẫn đến lượng hoạt chất sinh học hấp thu cao hơn.
Các thành phần chính trong matcha bao gồm:
Chính nhờ các hợp chất này, matcha được xem là loại thực phẩm có giá trị cao, hỗ trợ nhiều mặt cho sức khỏe khi dùng đúng cách.
Trà xanh, hay còn gọi là lục trà, được xem là một loại thức uống có tác dụng thanh nhiệt, giúp mát gan, hỗ trợ tiêu hóa và giải độc. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, matcha có tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy, tay chân lạnh nếu sử dụng quá nhiều hoặc khi bụng đói. Vì thế để tận dụng những lợi ích tối đa mà matcha latte mang lại, bạn nên:
Tuy là thức uống hấp dẫn và giàu tiềm năng lợi ích, matcha latte vẫn cần được sử dụng một cách hợp lý và phù hợp với thể trạng. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "xu hướng uống matcha latte mỗi ngày lợi hay hại?". Hãy lắng nghe cơ thể để matcha latte trở thành người bạn đồng hành của sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.