Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bong gân cổ tay thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức hoặc va chạm mạnh ở khu vực này. Để thời gian hồi phục nhanh chóng, những việc cần làm khi bị bong gân cổ tay bị sưng là gì?
Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sẽ không tránh khỏi những va chạm dẫn đến bong gân, nhất là bong gân ở vùng cổ tay. Khi bị bong gân, nếu không biết cách xử trí đúng đắn thì sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nặng hơn, thời gian hồi phục kéo dài. Vậy khi bị bong gân cổ tay bị sưng, chúng ta nên làm gì? Cùng tham khảo những cách xử trí đơn giản và hiệu quả khi bị bong gân trong bài viết này.
Bạn sẽ rất dễ nhận ra phần cổ tay của mình đã bị bong gần dựa vào các triệu chứng sau:
Nếu chỉ bị va chạm nhẹ và bong gân cổ tay ở mức độ 1, thì tại vị trí chấn thương bạn sẽ thấy sưng nhẹ. Nhưng trong trường dây chằng bị thương tổn nặng, chỗ bong gân cổ tay sẽ sưng to, xung quanh xuất hiện nhiều vết bầm màu tím rõ ràng. Các vết bầm này là do những mạch máu ở cổ tay đã bị vỡ do va chạm.
Khi bị chấn thương nhẹ, vị trí bong gân chỉ sẽ bị đau nhói khi bạn cử động hoặc chạm vào. Sau vài ngày, cơn đau sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Nhưng nếu ở mức độ nặng hơn, bạn sẽ bị đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài ở vùng cổ tay. Đặc biệt là khi cử động hoặc cầm nắm. Tình trạng đau nhức chỉ chấm dứt khi bạn hồi phục chấn thương hoàn toàn.
Vì dây chằng đã bị tổn thương, cộng thêm vết sưng ở vị trí cổ tay nên sẽ làm bạn gặp nhiều trở ngại khi vận động. Các khớp ở cổ tay sẽ ít linh hoạt hơn, lực nắm và kéo cũng giảm đi rõ rệt. Dây chằng tổn thương càng nặng thì khả năng vận động cổ tay sẽ càng yếu.
Khi bị bong gân cổ tay bị sưng, điều chúng ta nên làm là những gì để không gây tổn thương thêm cho vùng cổ tay, đồng thời giúp chấn thương mau lành? Dưới đây là những cách xử trí khi bị bong gân cổ tay bị sưng:
Khi bong gân cổ tay bị sưng, việc đầu tiên bạn làm đó là cầm máu trong trường hợp có máu chảy. Sau đó, để tránh cho việc vô tình cử động khiến chỗ bị sưng tồi tệ hơn, bạn nên dùng băng thun hoặc băng vải mềm băng lại cổ tay của mình. Nếu bong gân nặng thì cần phải nẹp thêm ở cổ tay.
Trong khoảng 4 giờ đầu sau khi bong gân cổ tay bị sưng, bạn nên thường xuyên chườm đá lạnh hoặc chườm nước lạnh lên vết thương. Đá lạnh sẽ giúp giảm đau và làm các mao mạch máu co lại, ngưng việc chảy máu ngoài da, vị trí sưng tấy bớt đi. Sau đó đến ngày thứ 2 bị bong gân, bạn ngâm cổ tay bị bong gân trong nước ấm 3 đến 4 lần/ngày. Nước ấm sẽ kích thích lưu thông máu, tan máu bầm và giảm sưng.
Để bảo vệ tốt nhất cho vùng cổ tay bị chấn thương, trong vòng 2 ngày đầu tiên bạn nên hạn chế cử động tối đa. Khi ngủ, để tránh vô tình chạm vào chỗ bong gân cổ tay bị sưng, bạn có thể để tay lên cao. Kê tay cao hơn tim cũng giúp cho giảm sưng và phù nề. Tuyệt đối bạn không nên chườm nóng hoặc tiêm bất kỳ thuốc gì lên chỗ bong gân. Hành động này sẽ khiến giãn mạch, chảy máu phù nề.
Nếu như bong gân cổ tay bị sưng do bạn chơi thể thao, thì ngay lúc đó bạn có thể xịt Ethyl Clorua để làm tê vị trí chấn thương, giảm đau tức thì. Sau đó, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau như Alaxan, thuốc Panadol, Paracetamol,... Không nên dùng Aspirin vì thành phần của thuốc này có thể chống đông máu, khiến bạn khó cầm máu trong trường hợp chấn thương bị chảy máu.
Trong trường hợp bong gân cổ tay bị sưng ở mức độ nghiêm trọng như đứt dây chằng hoàn toàn, điều cần làm đó chính là phẫu thuật nối lại dây chằng. Lúc bấy giờ, bạn sẽ bắt buộc phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị và lời dặn của bác sĩ cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Nhiều người bệnh do chủ quan không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ đã dẫn đến nhiều hậu quả không tốt, thậm chí là mất khả năng vận động.
Trên đây là những việc bạn cần làm khi bong gân cổ tay bị sưng. Tùy theo mức độ bong gân như thế nào sẽ có cách xử trí phù hợp. Bong gân là một tình trạng chấn thương phổ biến của chúng ta khi chơi thể thao hoặc vận động thường ngày, nhất là bong gân cổ tay. Vì vậy, nhiều người rất chủ quan và xem nhẹ việc xử lý đúng cách khi vừa bị bong gân. Từ đó, nhiều trường hợp đã tiến triển nghiêm trọng, để lại nhiều biến chứng khiến suy giảm chức năng vận động, thậm chí còn dẫn đến tình trạng nặng hơn là teo chi, biến dạng xương, tháo khớp,... Bạn hãy luôn cẩn trọng khi bị bong gân để không phải rơi vào những trường hợp trên nhé!
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.