Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tụt lợi là một trong số các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình niềng răng. Niềng răng bị tụt lợi nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hàm răng của bạn.
Niềng răng bị tụt lợi có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào và bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Việc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách khắc phục sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng này.
Tụt lợi hay còn có tên gọi khác là tụt nướu răng. Đây chính là một bệnh lý về răng miệng mà rất nhiều người gặp phải. Tụt lợi khi niềng răng là hiện tượng phần chân răng bị lộ rõ do lợi di chuyển vào sâu bên trong chân răng hoặc do lợi bị mất dần.
Thời gian đầu, các triệu chứng của tụt lợi không quá rõ rệt. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, những biểu hiện của tụt lợi sẽ bắt đầu được lộ dần. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ rất dễ khiến cho cơ thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những dấu hiệu bị tụt lợi khi niềng răng đó là:
Răng bị tụt lợi có thể xuất phát do những nguyên nhân dưới đây:
Sự xuất hiện của mảng bám cao răng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng niềng răng bị tụt lợi. Theo đó, cao răng vốn dĩ được hình thành là do:
Cao răng chính là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, tụt lợi… Từ đó sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Việc đánh răng không đúng cách cũng có thể khiến cho bạn bị tụt lợi khi niềng răng. Hiện tượng tụt lợi sẽ xảy ra khi:
Trong quá trình niềng răng, bạn nên lựa chọn những món ăn dễ nhai, mềm. Đối với đồ ăn cứng, dai thì bạn cần hạn chế. Bởi lẽ, các món ăn này không những khiến cho mắc cài bị bung, gãy, gây ra cảm giác khó chịu mà còn dẫn đến nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răng.
Việc vệ sinh răng không đúng cách trong quá trình niềng răng sẽ rất dễ khiến bạn gặp phải các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu… Những bệnh lý về răng miệng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bị tụt nướu khi niềng răng.
Không những vậy, việc điều trị không dứt điểm những bệnh lý về răng miệng trước khi niềng răng cũng chính là lý do khiến cho việc niềng răng bị tụt lợi. Do đó, nếu như bạn đang mắc các bệnh lý về răng miệng, bạn nên điều trị dứt điểm rồi hãy niềng răng để tránh hiện tượng bị tụt lợi nhé.
Việc lựa chọn địa chỉ nha khoa không chất lượng và uy tín, bác sĩ chuyên môn có tay nghề thấp là một trong số các nguyên nhân dẫn đến răng bị tụt lợi khi niềng. Khi thực hiện việc niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng lực quá mạnh và không phù hợp với tình trạng răng mà bạn gặp phải. Lúc này, răng sẽ rất dễ bị lung lay và rất dễ dẫn đến nguy cơ bị tụt lợi khi chỉnh nha.
Khi răng bị tụt lợi, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nha khoa để tìm ra được nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng. Một số cách khắc phục mà bạn nên tham khảo đó là:
Một số phương pháp dùng để che phủ chân răng có thể kể đến như ghép mô sinh học từ động vật, ghép lợi tự do tự thân, lấy mô từ người khác ghép. Thông thường, thời gian để lành vết thương sau khi thực hiện phẫu thuật là khoảng 6 tuần. Để mô nướu tái cấu trúc lại giống như ban đầu thì cần đến khoảng 1 năm.
Để phòng ngừa tình trạng tụt lợi khi niềng răng, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Niềng răng bị tụt lợi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Do đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn, bạn nên theo dõi tình trạng răng miệng của mình bằng cách thực hiện việc thăm khám nha khoa theo định kỳ để có thể kịp thời khắc phục nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp