Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nội soi trực tràng là gì? Có đau không và những trường hợp nào được áp dụng phương pháp này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội soi trực tràng là kỹ thuật y học hiện đại được dùng trong việc chẩn đoán bệnh lý ở trực tràng. Phương pháp này được đánh giá cao bởi quá trình thực hiện chính xác và đơn giản, nhanh chóng. Vậy nội soi trực tràng là gì? Có đau không và khi nào cần nội soi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về phương pháp này nhé!
Trực tràng là một đoạn ruột già cuối cùng nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Nó có chiều dài khoảng 11 – 15cm, đoạn đầu của trực tràng có hình dạng giống chữ xích ma và đoạn cuối thì giãn ra tạo thành bóng trực tràng. Trực tràng có chức năng tham gia vào quá trình đào thải sau khi khi thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Phương pháp nội soi trực tràng được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi vào bên trong trực tràng để kiểm tra, phát hiện các tổn thương, từ đó sẽ đưa ra chẩn đoán và cách điều trị bệnh. Cụ thể, ống soi có gắn camera và đèn soi sẽ được vào trực tràng qua đường hậu môn. Những hình ảnh bên trong trực tràng sẽ được camera thu nhận và hiển thị trên màn hình máy nội soi. Có 2 phương pháp nội soi trực tràng là:
Nội soi trực tràng ống cứng sử dụng dụng cụ soi là ống thẳng, có đường kính từ 1 – 2cm dài từ 25 – 50cm và có lắp đặt sẵn camera, đèn soi cũng như dụng cụ bơm hơi bằng tay để làm nở lòng ruột. Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là khó thực hiện cắt polyp do ống cứng và khi mở nắp kính để đưa dụng cụ vào, ống hở sẽ làm hơi thoát ra ngoài, lòng ruột xẹp lại.
Nội soi trực tràng ống cứng sử dụng dụng cụ soi là ống thẳng và có lắp camera sẵn
Điều này khiến cho việc quan sát tổn thương trở nên khó khăn hơn và không ghi được hình. Trước đây, nội soi ống cứng được sử dụng phổ biến khi chưa có sự xuất hiện của nội soi ống mềm.
Nội soi trực tràng ống mềm sử dụng ống soi có đường kính khoảng 1.3cm và dài khoảng 65cm. Đầu ống soi được bọc nhựa trơn láng, thân ống soi mềm có thể uốn được theo các chỗ gập của ruột. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây đau và đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần nằm nghiêng trái, kỹ thuật viên sẽ đứng thẳng phía sau lưng bệnh nhân để điều khiển ống soi và quan sát hình ảnh ngay trên màn hình. Trong trường hợp cần thiết có thể chụp hoặc ghi lại hình ảnh lúc soi.
Phương pháp nội soi trực tràng ống mềm là phương pháp được sử dụng phổ biến với những ưu điểm hơn so với phương pháp nội soi ống cứng. Chẳng hạn như, ống soi được thiết kế nhỏ và sử dụng chất liệu chuyên dụng nên sẽ không làm tổn thương niêm mạc trực tràng và không gây cảm giác khó chịu. Không những vậy, nội soi ống mềm còn cho hình ảnh thu nhận rõ ràng và chính xác hơn.
Nội soi trực tràng ống mềm là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Việc sử dụng phương pháp nội soi để chẩn đoán bệnh ở trực tràng ngày càng được áp dụng phổ biến với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng được chỉ định sử dụng phương pháp này. Việc nội soi trực tràng thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
Ngoài ra, nội soi trực tràng còn được chỉ định đối với những trường hợp đang điều trị các vấn để như cắt polyp, loại bỏ dị vật, cầm máu, nong chỗ hẹp, điều trị trĩ…
Nội soi trực tràng thường được thực hiện trong một số trường hợp
Nội soi trực tràng có đau không là vấn đề nhiều người băn khoăn. Trên thực tế, những bệnh nhân khi được nội soi trực tràng thường sẽ có cảm giác hơi khó chịu, thốn nhẹ vùng bụng dưới và có cảm giác muốn đi đại tiện. Ống soi được đưa vào hậu môn chỉ có chiều dài khoảng 15 - 20 cm. Do đó, phần lớn các bệnh nhân đều có thể chịu đựng được đến hết thời gian nội soi.
Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một ngưỡng chịu đựng khác nhau, một số người có khả năng chịu đựng kém hơn. Để làm giảm bớt cảm giác đau khi nội soi đối với những bệnh nhân này, các bác sĩ sẽ tiến hành tiền mề. Trong quá trình nội soi các bệnh nhân sẽ ngủ và không có thấy cảm giác đau hay khó chịu nữa.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề nội soi trực tràng có đau không và khi nào sẽ áp dụng phương pháp nội soi này. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)