Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sự thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn là quy luật tất yếu trong sự phát triển hệ răng của trẻ. Nhưng liệu răng sữa có thay hết không trình tự thay như thế nào thì hẳn không có nhiều phụ huynh biết rõ điều này.
Răng sữa ở trẻ thường sẽ được mọc khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi sau sinh. Răng sữa chỉ là răng tạm thời nên đến một giai đoạn nào đó, răng sữa sẽ bị lung lay và rụng đi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nhưng liệu rằng răng sữa có thay hết không? Và nó sẽ thay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Thay răng sữa là quá trình mà ai cũng phải trải qua trong cuộc đời. Tuy nhiên, không phải các bậc cha mẹ nào cũng hiểu hết về quá trình thay răng của trẻ và có không ít người băn khoăn rằng “Răng sữa có thay hết không?”.
Thông thường, răng sữa của bé sẽ bắt đầu mọc khoảng 6 tháng sau sinh với 2 răng cửa hàm dưới. Và mất khoảng 6 tháng sau thì răng mới mọc tiếp lần lượt là: 2 răng cửa hàm trên – 2 răng bên cạnh răng cửa hàm trên – 2 răng bên cạnh răng cửa hàm dưới – răng hàm trên – răng hàm dưới – răng nanh hàm trên và cuối cùng là răng nanh hàm dưới.
"Răng sữa có thay hết không?" là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm
Đa số các bé sẽ bắt đầu thay răng khi được ở độ tuổi khoảng 5 - 6 tuổi, lúc này những chiếc răng vĩnh viễn bên dưới hàm đã cứng hơn và bắt đầu mọc lên. Tuy nhiên, quá trình thay răng này cũng có thể xuất hiện sớm hơn (khoảng 4 tuổi) hay trễ hơn (khi 8 tuổi). Quá trình thay răng sữa sẽ được thực hiện lần lượt theo quy luật chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước, tức là sẽ bắt đầu từ răng cửa hàm dưới. Thế nên nếu bé của mẹ đang trong giai đoạn mọc răng, mẹ hãy ghi lại thứ tự mọc, đến khi bé thay răng, mẹ có thể đoán thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này.
Thường các bé gái sẽ có xu hướng thay răng sớm hơn các bé trai và chiếc răng cuối cùng sẽ rụng vào năm 12 - 13 tuổi. Lúc này, toàn bộ răng sữa trước của bé sẽ được thay mới bằng răng cứng hơn bằng răng vĩnh viễn. Đây cũng là giai đoạn các bậc phụ huynh nhận biết được hướng mọc của răng và có thể áp dụng chỉnh nha trong giai đoạn này rất hiệu quả.
Vậy răng sữa có thay hết không? Nhìn chung, răng sữa sẽ được thay hết toàn bộ răng mới, nên các bậc cha mẹ cần phải lưu ý vấn đề này. Và thời gian từ lúc thay răng sữa có dấu hiệu lung lay cho đến lúc tự rụng còn tùy theo đặc điểm và vị trí của từng răng. Thường răng một chân có thời gian thay răng diễn ra khoảng vài tuần nhưng đối với những răng nhiều chân như răng cối thì thời gian thay răng có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng.
Nếu quá trình thay răng sữa diễn ra quá trễ sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của bé. Có thế khiến răng vĩnh viễn bị mất định hướng, mọc lệch hướng gây mất thẩm mỹ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
Khi bé thay răng sữa trễ bố mẹ xử lý như thế nào?
Trong trường hợp răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên nhưng răng sữa vẫn chưa có dấu hiệu lung lay, hoặc răng sữa đã nhổ quá lâu nhưng vẫn chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên thì các cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp các nha khoa. Tại đây các nha sĩ sẽ khám và đưa ra cách điều trị tốt nhất cho bé.
Ngoài việc theo dõi xem răng sữa có thay hết không thì trong giai đoạn thay răng của trẻ các bậc cha mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy luôn luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng ở trẻ, không nên để trẻ ăn những loại cạo cao su, đồ ăn thức uống ngọt và những đồ ăn cứng, khó nhai. Trường hợp nếu trong quá trình những chiếc răng mọc lên gây đau đớn cho trẻ thì các bậc cha mẹ nên cho con ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp, nước hoa quả… và cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất cho trẻ trong giai đoạn này.
- Thường xuyên nhắc nhở trẻ từ bỏ những thói quen xấu như dùng tay chạm và đẩy lưỡi vào những chỗ trống, nơi những chiếc răng sữa vừa rụng. Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cẩn thận cho những chiếc răng mới mọc và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.
- Giai đoạn thay răng của trẻ là một giai đoạn rất quan trọng. Vì vậy, các bậc cha mẹ cũng cần phải quan tâm và theo dõi tiến trình thay răng của trẻ để hận ra những bất thường trong quá trình mọc răng của trẻ nhằm có cách xử lý thích hợp. Như vậy, sẽ giúp đảm bảo cho trẻ có được một hàm răng đều đẹp, một nụ cười xinh xắn.
Cần thường xuyên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ để bảo vệ răng trẻ
Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về hàm răng sữa của bé, giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi “Răng sữa có thay hết không?” cũng như biết cách chăm sóc cho bé trong thời gian bé thay răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.