Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Ngày 22/09/2022
Kích thước chữ

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý làm trẻ luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu còn các bậc phụ huynh thì rất lo lắng. Vậy rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nào? Cách phòng ngừa rò hậu môn ở trẻ sơ sinh ra sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay sau đây.

Các bậc phụ huynh cần làm gì để phòng ngừa trẻ gặp phải chứng rò hậu môn? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay sau đây.

Như thế nào gọi là rò hậu môn?

Như chúng ta đã biết, việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều đơn giản bởi hệ đề kháng của bé còn rất yếu và thường xuyên gặp phải các vấn đề nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nếu người lớn không để ý kỹ. Trong số các triệu chứng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thì rò hậu môn là một hiện tượng khá thường gặp.

Rò hậu môn có biểu hiện ban đầu là ở khu vực da quanh hậu môn xuất hiện những nốt sưng tấy cứng và đau nhức. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, các tổn thương này sẽ tạo thành các lỗ rò kèm theo dịch vàng, mủ và khiến cho trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, đau khi đi đại tiện, đại tiện ra máu,…

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa? 1

Rò hậu môn là một bệnh lý khá thường gặp ở trẻ sơ sinh

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trước hết phải khẳng định với các bạn một câu: Tất cả những triệu chứng bất thường mà trẻ sơ sinh gặp phải hầu hết đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé, rò hậu môn cũng không ngoại lệ. Không những vậy, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

Tạo ra tình trạng nhiễm trùng hậu môn lan rộng

Đây là một biến chứng rất thường gặp khi căn bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh không được phát hiện kịp thời và can thiệp đúng cách. Theo thời gian, những tổn thương do rò hậu môn tạo ra sẽ lan rộng khắp vùng da xung quanh hậu môn và tạo thành những vết lở loét, mưng mủ khiến trẻ cực kỳ đau đớn và khó chịu.

Khi trẻ khó chịu sẽ dẫn đến biếng ăn, quấy khóc và ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của bé.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa? 2

Rò hậu môn không được xử lý kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm

Hình thành nên những đường rò phức tạp

Rò hậu môn ở trẻ nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ tạo thành những tổn thương dai dẳng, nghiêm trọng hơn là sẽ hình thành những đường rò mới. Khi những đường rò cũ và mới liên kết lại với nhau sẽ tạo thành những đường rò phức tạp và có xu hướng lan rộng ra các bộ phận xung quanh khu vực hậu môn như bàng quan, trực tràng,… khiến việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài.

Rò hậu môn ở trẻ có tự khỏi không?

Rất tiếc, câu trả lời là không. Rò hậu môn sinh ra do những tổn thương bởi nhiễm trùng, chính vì vậy nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì căn bệnh này sẽ diễn tiến ngày một nặng lên chứ không tự khỏi. Nguy hiểm hơn, khi rò hậu môn trở thành mãn tính thì việc điều trị dứt điểm cực kỳ khó khăn và trẻ sẽ thường xuyên gặp phải sự khó chịu, đau đớn do căn bệnh này đem lại.

Cách phòng ngừa chứng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên, rò hậu môn là tình trạng phát sinh từ những nhiễm trùng bên trong cơ thể xung quanh khu vực hậu môn, chính vì vậy vai trò của người chăm sóc trẻ là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa trẻ gặp phải căn bệnh này. Cụ thể, để có thể phòng ngừa chứng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh một cách có hiệu quả, có những lưu ý sau các bạn cần ghi nhớ:

  • Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ hàng ngày, đây là thói quen tốt giúp hạn chế tình trạng táo bón (một trong những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh).
  • Sau khi trẻ đại tiện xong cần vệ sinh khu vực xung quanh hậu môn sạch sẽ và đúng cách, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua đường hậu môn gây nên các nhiễm trùng cho bé.
  • Nếu có điều kiện hãy cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên để tăng cường khả năng miễn dịch và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Nếu phải cho bé sử dụng sữa ngoài thì bố mẹ không nên liên tục đổi sữa vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích ứng có thể gây nên tình trạng khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy và khiến khu vực hậu môn dễ nhiễm khuẩn hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra tã lót của trẻ để phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường ở khu vực hậu môn của bé.
Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa? 3 Nên tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ để hạn chế tình trạng táo bón

Nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời thì chứng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể được chữa khỏi hoàn toàn một cách khá đơn giản. Điều này có nghĩa rằng bố mẹ nên cho các bé đi khám tại những cơ sở nhi khoa uy tín ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường tại khu vực hậu môn của bé, để có thể phát hiện ra căn bệnh rò hậu môn một cách sớm nhất và có hướng xử lý tốt nhất nhé.

Trung Kiên

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin