Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sẹo lồi ở chân: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 17/06/2022
Kích thước chữ

Sẹo lồi là một khuyết điểm xấu xí xuất hiện trên da, gây mất tự tin khi giao tiếp cho người mang nó trên mình. Những vết sẹo lồi ở chân sẽ khiến chị em phụ nữ chúng ta không tự tin diện những bộ váy thướt tha. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về cách khắc phục vết sẹo cứng đầu này trong bài viết dưới đây nhé!

Sẹo lồi ở chân là tổn thương thứ phát trong quá trình hồi phục vết thương. Thông thường các vết sẹo không tự mất đi theo thời gian mà để lại một khiếm khuyết trên làn da cho đến khi được xử lý. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ đem đến cho bạn những thông tin cơ bản về sẹo lồi, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sẹo lồi ở chân.

Sẹo lồi là gì?

Sau khi da chịu tổn thương, cơ thể sẽ kích thích quá trình chữa lành bằng các phản ứng viêm, tăng sinh và tái tạo lại tổ chức da. Đa phần cơ thể sẽ mất khoảng ba tháng đến nửa năm để hoàn tất quá trình chữa lành đó. Tuy nhiên, những tác động bất kỳ đối với vết thương trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành sẹo và loại sẹo.

Tùy vào vị trí tổn thương cũng như các tác động bên ngoài mà có thể xuất hiện những vết sẹo khác nhau, như sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo phì đại...

Sẹo lồi hình thành do sự tăng sinh quá mức của các mô liên kết, sợi collagen dưới da, làm da bị đẩy lên, lồi lõm, có thể tràn khỏi miệng vết thương ban đầu. Sẹo có màu đỏ sẫm hơn vùng da bình thường, khi chạm vào có cảm giác căng cứng, có thể gây đau và ngứa.

Sẹo lồi ở chân: Nguyên nhân và cách khắc phục 1 Sẹo lồi căng cứng hình thành sau tổn thương

Biểu hiện của sẹo lồi

Kích thước sẹo lồi thay đổi tùy theo tổn thương lúc đầu. Giới hạn vết sẹo thường rõ, đặc trưng bởi bề mặt căng bóng, có thể thấy những mạch máu ẩn ngay dưới lớp da. Khi chạm nhẹ lên bề mặt có thể thấy mật độ cứng của vết sẹo như khối cao su nhỏ.

Sẹo lồi là tổn thương lành tính, tuy nhiên có thể lan rộng khỏi vị trí của vết thương ban đầu, ngày càng lồi hơn, cứng hơn, và sậm màu hơn.

Những vị trí dễ gặp sẹo lồi

Thường thấy sẹo lồi ở vùng trước xương ức, dái tai, da mặt, bụng, cổ, vai, tứ chi. Sẹo lồi ở chân cũng là trường hợp hay thường thấy, có thể xuất hiện sau tai nạn, chấn thương... Do chân là nơi tiếp xúc, cọ xát với đồ vật hàng ngày nên càng dễ chịu tổn thương.

Sẹo lồi ở chân: Nguyên nhân và cách khắc phục 2 Sẹo lồi hay gặp ở tứ chi

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

  • Do các vết thương hở trên da: Rách da do các vật sắc nhọn như dao, thủy tinh, mảnh sành, sứ... cứa vào da. Tùy thuộc vào mức độ nông sâu của vết thương sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của sẹo.
  • Do phẫu thuật: Những phẫu thuật xâm lấn sẽ khó tránh khỏi việc để lại trên da một vết sẹo lớn. Đặc biệt là những phẫu thuật ở bụng, ngực, chân...
  • Do nặn mụn không đúng cách: Nhiều người thường nặn mụn bằng những công cụ chưa được tiệt trùng, thậm chí là dùng tay không để xử lý, lúc này sẽ khiến vết thương rất dễ nhiễm trùng và gây hình thành sẹo lồi.
  • Bỏng da: Bỏng ban đầu sẽ khiến da căng phồng, rộp lên, sau đó sẽ vỡ da làm da bị xẹp. Đây là điều kiện rất thuận lợi để sẹo lồi xuất hiện.
  • Cơ địa sẹo lồi: Những người mang cơ địa sẹo lồi cần chú ý tránh những tổn thương trên da, vì dù chỉ là một vết thương nhỏ cũng sẽ dễ gây nên sẹo lồi.
  • Vết thương trên da trùng hay căng quá cũng để lại nguy cơ cao xuất hiện sẹo lồi.
  • Trong lúc băng bó, tồn tại dị vật lạ ở vết thương cũng là một trong những nguyên nhân làm hình thành vết sẹo xấu xí này.

Chữa sẹo lồi ở chân tại nhà

Chỉ với một số nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, giá thành rẻ, chúng ta có thể cải thiện được tình trạng sẹo lồi khó chịu. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa sẹo lồi ở chân tại nhà dưới đây:

Mật ong hỗ trợ điều trị sẹo lồi

Mật ong chứa hydrogen peroxide và các chất kháng khuẩn, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Đồng thời, sử dụng mật ong thoa lên vết sẹo sẽ giúp làm mềm vết sẹo, cung cấp dưỡng chất cho da. Bạn có thể massage nhẹ nhàng trên da 30 phút hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sẹo lồi ở chân: Nguyên nhân và cách khắc phục 3 Mật ong là liệu pháp tốt hỗ trợ điều trị sẹo lồi ở chân

Nghệ tươi

Từ lâu, nghệ đã được biết đến như một phương phát trị sẹo hiệu quả. Hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp kích thích tạo elastin mới, tái tạo lại tế bào và vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó còn ức chế sự hình thành các sắc tố melanin ở dưới da, hạn chế thâm sẹo.

Cách sử dụng nghệ tươi rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch vùng da bị sẹo, dùng nghệ tươi trực tiếp thoa nhẹ nhàng lên và massage đều trong 15 - 20 phút hàng ngày. Phương pháp sẽ hiệu quả đối với những sẹo mới hình thành, kích thước nhỏ.

Sẹo lồi ở chân: Nguyên nhân và cách khắc phục 4 Nghệ tươi giúp làm mờ sẹo

Rau má

Trong rau má có các hoạt chất giúp thanh nhiệt giải độc tốt, không những thế rau má còn có tác dụng giúp ức chế quá trình tăng sinh quá mức collagen trong các mô sẹo. Có thể nghiền nát rau má sạch, đắp lên vết thương trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Gừng

Gừng chứa nhiều khoáng chất như Canxi, Magie, Kali... và các caroten, vitamin B, C, E hỗ trợ điều trị sẹo lồi. Sử dụng kết hợp nước gừng xay nhuyễn và mật ong massage lên vùng da có sẹo hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng sẹo ngứa ngáy.

Chanh tươi

Các acid và vitamin C trong chanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, đồng thời làm mềm mô sẹo. Bạn không nên thoa lên những vùng có vết thương hở vì sẽ dẫn đến đau xót. Một lưu ý khi dùng chanh đó là da sẽ dễ bắt nắng hơn, vì vậy bạn cần che chắn cẩn thận, tránh làm tăng sinh sắc tố thêm cho vết sẹo.

Sẹo lồi ở chân: Nguyên nhân và cách khắc phục 5 Chanh tươi làm mềm sẹo lồi

Ngoài những biện pháp nêu trên, bạn cần dự phòng hình thành sẹo lồi bằng cách:

  • Sau phẫu thuật, chấn thương xuất hiện những vết thương lớn nên hạn chế những thực phẩm gây ngứa ngáy, tăng sinh sẹo như rau muống, thịt gà, thịt bò, rau muống...
  • Vệ sinh vết thương cẩn thận, tránh nhiễm trùng.
  • Hạn chế phẫu thuật không cần thiết đối với những người có cơ địa sẹo lồi.
  • Nặn mụn đúng cách, tránh gây nhiễm khuẩn.

Trên đây là một số biện pháp giúp hỗ trợ cải thiện sẹo lồi ở chân tại nhà mà Nhà Thuốc Long Châu đem đến cho quý độc giả. Sẹo lồi là vấn đề nan giải, cần quá trình dài và sự kiên trì lớn mới cải thiện được. Các phương pháp nêu trên góp phần hỗ trợ cải thiện sẹo lồi nhằm đem lại sự tự tin cho đôi chân của bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin