Long Châu

Melanin là gì? Cơ chế hình thành melanin

Ngày 21/02/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng da bị sạm nám, tàn nhang chính là biểu hiện cho thấy lượng sắc tố melanin trong da bị tăng cao. Vậy melanin là gì và cơ chế hình thành melanin ra sao?

Việc tìm hiểu rõ cơ chế hình thành melanin sẽ giúp chúng ta biết cách bảo vệ làn da hiệu quả trước những tác hại từ môi trường bên ngoài. Từ đó sẽ đem đến cho bạn làn da đẹp như ý muốn.

Melanin là gì?

Melanin là sắc tố có vai trò đem đến màu sắc cho mắt, tóc và da cho mỗi người. So với những người có làn da trắng sáng thì người có làn da bị sẫm màu thường có chứa lượng melanin nhiều hơn ở trên da. Melanin được sản sinh ra từ các tế bào với tên gọi là melanocytes. 

Melanin đem đến khả năng giúp bảo vệ làn da tránh khỏi sự tổn thương từ tia UV của ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, những tế bào melanocytes lại giúp làm tăng lượng melanin để phản ứng lại với ánh nắng từ mặt trời. Thông thường, ở những vùng da có sự sản xuất melanin bị suy giảm, các vết nám và tàn nhang sẽ xuất hiện.

Hầu hết mỗi người đều có lượng tế bào melanocytes tương đương giống nhau. Tuy vậy, ở một số trường hợp, lượng melanin lại được sản sinh ra nhiều hơn so với những người khác. Nếu như tế bào melanocytes chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ melanin thì da, tóc và màu mắt của bạn sẽ rất nhạt màu. Tuy nhiên, nếu như các tế bào melanocytes tạo ra nhiều lượng melanin thì mắt, da và tóc của bạn sẽ có màu sắc tối hơn.

Melanin là gì? Cơ chế hình thành melanin1 Melanin là gì? Cơ chế hình thành melanin

Có thể nói rằng, gen chính là yếu tố quyết định đến số lượng melanin được sản sinh ra trong cơ thể. Nếu như bố mẹ bạn có lượng sắc tố da ít hay nhiều thì bạn sẽ có lượng melanin giống như họ. 

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lượng hắc tố trong cơ thể bạn sẽ được tạo ra nhiều hơn. Nó có vai trò giúp cho cơ thể của bạn tránh được những tác hại từ tia UV của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nó lại không giữ cho bạn được an toàn trước ánh nắng. Làn da khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng sẽ trở nên bị sạm đen dần và cháy nắng. Do đó, bạn cần phải liên tục bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.

Melanin được chia làm 3 loại chủ yếu:

  • Eumelanin: Được chia làm 2 loại đó là Eumelanin màu đen và màu nâu. Tóc nâu và tóc đen thực chất được pha trộn từ Eumelanin nâu và đen. Trong khi đó, tóc màu vàng là do cơ thể chỉ chứa lượng nhỏ Eumelanin màu nâu và không hề có Eumelanin đen.
  • Pheomelanin: Có tác dụng tạo màu cho những bộ phận ở trong cơ thể như núm vú và môi. Nếu như bạn sở hữu mái tóc màu đỏ thì có nghĩa là lượng eumelanin và Pheomelanin ở mức tương đương với nhau. 
  • Neuromelanin: Có vai trò giúp kiểm soát màu sắc tại các tế bào thần kinh. Neuromelanin tuy không liên quan đến màu sắc ở bên ngoài cơ thể nhưng bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được.

Cơ chế hình thành melanin

Khi còn trẻ, cơ thể con người sẽ sản xuất ra đủ lượng melanin cần thiết để giúp tạo màu cho da và tóc. Tuy nhiên, khi tuổi càng lớn, lượng melanin sẽ được sản xuất ít dần đi. Do đó, làn da sẽ trở nên bị xỉn màu và màu tóc sẽ trở nên bạc hơn.

Vốn được hình thành từ melanocytes, melanin nếu muốn được hình thành là cần phải có sự tác động của men Tyrosinase kết hợp với tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời. 

Melanin là gì? Cơ chế hình thành melanin2 Sự rối loạn sắc tố sẽ gây ra các mảng da nám, tàn nhang

Melanin được ví giống như con dao 2 lưỡi khi vừa giúp bảo vệ làn da một cách tự nhiên, vừa là tác nhân khiến cho da bị phá hủy. Cụ thể, melanin giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao và các áp lực từ hóa học, tác hại từ tia UV ở ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, Melanosomes còn là những tế bào tổng hợp nên melanin. Từ đó sẽ giúp vận chuyển melanin đến vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bảo vệ DNA tránh khỏi các đột biến vốn dĩ được gây ra từ bức xạ ion hóa của tia cực tím.

Trong trường hợp bị rối loạn sắc tố, lượng melanin sẽ tập trung tại một số khu vực và gây ra nám da, sạm da, tàn nhang… So với quá trình phân hủy thì quá trình tổng hợp melanin sẽ diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy mà làn da sẽ rất dễ bị đen sạm.

Cách tăng cường melanin

Bổ sung chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường sự sản xuất melanin rất hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy những chất chống oxy hóa có trong các loại quả mọng đen, lá xanh đậm, sô cô la đen và một số loại rau có nhiều màu sắc.

Bổ sung vitamin A

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin A đóng vai trò rất quan trọng đối với việc sản xuất melanin. Những nguồn vitamin A dồi dào thường có trong những loại rau củ quả như rau bina, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang, bí, cà rốt…

Melanin là gì? Cơ chế hình thành melanin3 Bổ sung vitamin E giúp tăng melanin

Vitamin E

Vitamin E cũng là một trong số những loại vitamin rất có lợi đối với làn da. Không chỉ là một chất chống oxy hóa, vitamin E còn tăng mức độ melanin rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy vitamin E còn giúp bảo vệ da trước tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Bạn có thể bổ sung vitamin E thông qua việc sử dụng các dạng viên uống bổ sung hoặc bằng nhiều thực phẩm giàu vitamin E như ngũ cốc, rau, quả hạch, các loại hạt.

Trên đây là cơ chế hình thành melanin cũng như cách bổ sung melanin cho cơ thể. Hy vọng bạn sẽ áp dụng những kiến thức này vào trong chế độ chăm sóc và bảo vệ da hàng ngày nhé!

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Lão hoáMelanin