Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Siêu âm đầu dò là gì? Siêu âm đầu dò có lây bệnh không?

Ngày 30/06/2022
Kích thước chữ

Siêu âm đầu dò vốn là một kỹ thuật dùng để siêu âm vùng chậu nhằm thăm khám, chẩn đoán những bệnh lý về tử cung. Khi thực hiện siêu âm, rất nhiều chị em thường thắc mắc rằng “Siêu âm đầu dò có lây bệnh không?”

Để được lý giải về vấn đề ““Siêu âm đầu dò có lây bệnh không?”, bạn hãy theo dõi nội dung chi tiết ở bài viết sau.

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò chính là phương pháp siêu âm có sử dụng ống đầu dò để đi vào ống âm đạo. Phần đầu dò này sẽ phát ra sóng siêu âm tần với tần số cao rồi thu lại và mã hóa. Từ đó, kết quả sẽ được hiển thị lên màn hình với hình ảnh của buồng trứng, tử cung và những bộ phận khác của cơ quan sinh sản với độ phân giải cao nhằm mục đích chẩn đoán những bệnh lý về phụ khoa.

Siêu âm đầu dò là gì? Siêu âm đầu dò có lây bệnh không?1 Siêu âm đầu dò âm đạo

Siêu âm đầu dò chỉ định đối với những trường hợp nghi ngờ mang thai, phụ nữ có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, phụ nữ đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, siêu âm còn giúp kiểm tra tim thai, đánh giá những khối u tại buồng trứng và tiểu khung. Tùy thuộc vào từng mục đích mà bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo hay siêu âm đầu dò cho người bệnh. 

Khi nào cần thực hiện siêu âm đầu dò?

Bệnh nhân nên thực hiện siêu âm đầu dò khi nhận thấy có các dấu hiệu như dưới đây:

  • Cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
  • Vùng xương chậu bị đau tức.
  • Vùng âm đạo bị chảy máu bất thường mà không rõ nguyên nhân.
  • Người bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
  • Người muốn kiểm tra vị trí của vòng tránh thai.
  • Phụ nữ gặp phải những vấn đề về kinh nguyệt như thống kinh, rối loạn kinh nguyệt…
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ.
Siêu âm đầu dò là gì? Siêu âm đầu dò có lây bệnh không?2 Nếu kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường, phụ nữ nên thực hiện siêu âm đầu dò

Khi thực hiện việc thăm khám phụ khoa định kỳ, bạn sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm đầu dò nhằm kiểm tra kỹ hơn về các cơ quan sinh dục cũng như chẩn đoán các bệnh lý về phụ khoa:

  • Nghi ngờ bị mang thai ngoài tử cung.
  • Đo độ dày của lớp niêm mạc tử cung, đánh giá các khối u.
  • Đo kích thước của trứng nhằm xác định được thời điểm trứng rụng (trong thụ tinh nhân tạo).
  • Chẩn đoán những bệnh lý trực tràng, bệnh về tiểu khung, tuyến tiền liệt.

Khám cho phụ nữ đang mang thai

Đối với những phụ nữ đang mang thai, kỹ thuật siêu âm đầu dò sẽ giúp:

  • Xác định được có mang thai hay không.
  • Kiểm tra tim thai ở tuần thứ 6 đến thứ 8 để phát hiện sớm trẻ có bị bệnh tim bẩm sinh hay có những dấu hiệu bất thường khác hay không.
  • Phát hiện sự bất thường ở nhau thai.
  • Xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo.
  • Chẩn đoán nguy cơ sinh non, sẩy thai.

Việc thực hiện siêu âm đầu dò được chỉ định trong những tháng đầu thai kỳ. Đây chính là một bước rất quan trọng để nhận biết phụ nữ có thai không khi phôi thai đang còn rất nhỏ.

Ngoài ra, việc siêu âm đầu dò còn có tác dụng hỗ trợ đối với các trường hợp mà thai nhi đã phát triển lớn và quay đầu xuống dưới làm che khuất sóng âm và khiến cho các bác sĩ khó có thể xác định được vị trí của bánh nhau.

Những bước tiến hành siêu âm đầu dò

Trước khi thực hiện siêu âm đầu dò, bệnh nhân không cần chuẩn bị quá nhiều. Tuy nhiên, điều lưu ý quan trọng nhất đó là nên đi vệ sinh trước khi thăm khám hoặc nên uống nước nếu như muốn làm căng bàng quang tùy thuộc vào mục đích kiểm tra. 

Theo đó, những bước thực hiện siêu âm đầu dò đó là:

  • Bước 1: Người bệnh có thể được yêu cầu bỏ quần lót và mặc váy rộng.
  • Bước 2: Người bệnh nằm ở trên bàn siêu âm, gác cả 2 chân lên giá đỡ, bác sĩ có thể dùng một chiếc gối nhỏ kê lên phần hông để quá trình siêu âm được diễn ra thuận lợi hơn.
  • Bước 3: Bác sĩ đưa đầu vào bên trong của âm đạo (với chiều sâu từ 5 đến 7 cm). Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được truyền nước muối vào trong lòng của tử cung để tạo nên hình ảnh rõ nét hơn. Mặc dù vậy, thủ thuật này không nên được thực hiện ở phụ nữ mang thai và người bệnh đang bị nhiễm trùng.
  • Bước 4: Đầu dò phát ra sóng siêu âm rồi thu lại tín hiệu. Tín hiệu này sẽ được mã hóa và được thể hiện thông qua những hình ảnh được hiện lên ở trên màn hình máy tính. Trong quá trình thực hiện siêu âm, đầu dò siêu âm sẽ có thể được xoay nhẹ để thu được hình ảnh tổng thể của hệ cơ quan ở bên trong. Dựa trên các hình ảnh này, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán được các bệnh lý nếu có.

Siêu âm đầu dò có lây bệnh không?

Có rất nhiều chị em phụ nữ khi thực hiện siêu âm đầu dò đều thắc mắc rằng liệu siêu âm đầu dò có lây bệnh hay không bởi một đầu dò thường được sử dụng đối với tất cả người bệnh. 

Siêu âm đầu dò là gì? Siêu âm đầu dò có lây bệnh không?3 Siêu âm đầu dò có lây bệnh không là thắc mắc của nhiều chị em

Tuy nhiên, các chị em phụ nữ cũng nên lưu ý rằng, trước khi thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ dùng giấy y tế để bọc bao cao su để lấy bao cao su ra. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ lau đầu dò siêu âm và thay bao cao su mới. Chính vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề siêu âm đầu dò sẽ lây bệnh bởi điều này sẽ không xảy ra.

Siêu âm đầu dò có lây bệnh không? Vấn đề này đã được giải đáp ở phần trên của bài viết. Để đảm bảo kết quả tốt nhất, chị em phụ nữ nên lựa chọn địa chỉ uy tín để khám chữa bệnh nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.