Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi bệnh học là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường là đầu mùa xuân nó diễn ra theo từng nhóm và mức độ lây lan nhanh chóng tạo ra dịch bệnh. Sởi thường mắc ở trẻ em độ tuổi từ 10 đến 15 và một số trường hợp cả người lớn tuổi.
Nếu không có hệ thống miễn dịch nghĩa là không được tiêm vắc xin thì rất dễ lây nhiễm thông qua con đường hô hấp. Người bị sởi một lần có thể không có nguy cơ mắc sởi lần hai.
Người bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày sau đó mới phát tán thành các biểu hiện bệnh. Những dấu hiệu bệnh sởi bệnh học tiêu biểu:
- Mắt đỏ dấu hiệu của viêm võng mạc, không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ ho khan, ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi… Bên trong miệng, gần gò má sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.
- Đến giai đoạn phát ban khi bệnh đã bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi… và lan dần xuống chân cho đến hết.
- Trong giai đoạn phát ban những vết ban lan rất nhanh kèm theo các triệu chứng sốt cao có khi lên đến 104 độ F. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Đó là những dấu hiệu sởi bệnh học thông thường nhất có thể thấy, tuy nhiên bệnh sởi bệnh học còn có những biến chứng nguy hiểm như gây ra các bệnh: viêm não, viêm giác mạc, tiêu chảy, viêm phế quản, tai mũi họng…
Sởi bao lâu thì khỏi? Để sởi bệnh học không còn là nỗi lo cho những bậc phụ huynh và cho toàn xã hội, các bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất để cho các em có cách phòng bệnh tốt nhất như:
- Đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi sớm nhất. Sau khi bé được một tuổi cần cho bé đi tiêm hai mũi vacxin phòng sởi. Mũi đầu khi bé 12-15 tháng và mũi sau khi bé từ 4-6 tuổi. Tuy nhiên có thể tiêm liều 2 sớm hơn nhưng cách liều 1 ít nhất bốn tuần. Lý do cần thiết phải tiêm liều thứ 2 là do có khoảng 2-5% số bé được tiêm sẽ không tạo ra kháng thể chống sởi sau liều đầu. Mũi tiêm thứ 2 để giúp những bé này tăng kháng thể chống sởi. Tuy nhiên mẹ cũng nên chú ý con có thể bị sốt sau tiêm phòng sởi.
- Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vacxin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống sởi bệnh học. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liên tục, đồng thời giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.
- Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
- Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Khi nghi ngờ những biểu hiện trẻ mắc bệnh sởi phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán và điều trị. Phần lớn những trường hợp bé bị năng có thể dẫn tới tử vong là do mẹ châm mang bé tới bệnh viện.
Để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của sởi bệnh học, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.