Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Cẩn trọng với nguy cơ biến chứng nặng của bệnh sởi

Kim Toàn

25/03/2025
Kích thước chữ

Sởi không chỉ là một bệnh truyền nhiễm phổ biến mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tại Viện Y học Nhiệt đới ghi nhận nhiều trường hợp nhập viện với tình trạng nghiêm trọng và biến chứng nặng. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Theo ghi nhận tại Viện Y học Nhiệt đới, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, thậm chí gặp biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm não. Trước thực trạng này, việc nâng cao ý thức phòng bệnh, đặc biệt là tiêm vắc xin, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh sởi và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới, từ đầu năm đến nay, Viện đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, trung bình mỗi ngày có khoảng 10 - 20 ca. Các triệu chứng thường gặp gồm sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi và chảy nước mắt.

Tuy nhiên, không ít bệnh nhân diễn tiến nặng, xuất hiện các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não - màng não. Đa số các trường hợp này chưa từng tiêm vắc xin hoặc đã tiêm nhưng không được tiêm nhắc lại.

Một bệnh nhân nam 51 tuổi (trú tại Gia Lâm, Hà Nội), có tiền sử đái tháo đường và hen phế quản, nhập viện tại Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán mắc sởi trên nền bệnh lý đái tháo đường tuýp II, tăng huyết áp và hen phế quản. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân khó thở ngày càng nặng, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, xuất hiện tình trạng rung nhĩ và rối loạn tim mạch, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 28 tuổi, mang thai 8 tuần, trú tại Hải Hậu, Nam Định. Khi nhập viện, bệnh nhân sốt cao từng cơn, rét run, đau nhức cơ, phát ban từ mặt lan xuống cổ, ngực và bụng. Ngoài ra, bệnh nhân có ho khan, ngứa họng, tiêu chảy 4 lần/ngày nhưng không đau bụng. Trước đó, bệnh nhân đã tự uống thuốc hạ sốt tại nhà nhưng không cải thiện. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sởi kèm bội nhiễm vi khuẩn, có nguy cơ viêm phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cẩn trọng với nguy cơ biến chứng nặng của bệnh sởi 1
Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng gặp biến chứng nặng của bệnh sởi

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, sởi là bệnh có mức độ lây lan rất cao qua đường hô hấp, dễ bùng phát nếu không kiểm soát tốt. Người mắc sởi cần cách ly ngay để điều trị, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh.

"Khoảng 5% số bệnh nhân nhập viện có biến chứng nghiêm trọng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa cơ quan phải lọc máu, suy hô hấp cần đặt ống nội khí quản… Những người có bệnh nền như đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch có nguy cơ diễn tiến nặng hơn và phải can thiệp y tế tích cực," PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết.

Tiêm phòng sởi để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Sởi là bệnh truyền nhiễm nhưng có thể phòng tránh bằng vắc xin. Vắc xin sởi thuộc Chương trình Tiêm chủng Mở rộng, được tiêm cho trẻ lúc 9 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ 18 tháng hoặc 2 tuổi. Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch suy giảm, cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng, nên tiêm vắc xin phối hợp sởi - quai bị - Rubella (MMR).

"Nhiều người cho rằng sởi là bệnh nhẹ và sẽ tự khỏi, nhưng thực tế, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Khi có dấu hiệu sốt, phát ban, ho kéo dài, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Vắc xin sởi là loại vắc xin an toàn và hiệu quả, được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm đầy đủ cho trẻ em. Việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng," PGS.TS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.

Cẩn trọng với nguy cơ biến chứng nặng của bệnh sởi 2
Có thể phòng tránh bệnh sởi bằng cách tiêm vắc xin sởi

Các loại vắc xin sởi và giá tiêm

Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp các loại vắc xin phòng sởi an toàn và hiệu quả, phù hợp cho từng độ tuổi:

Vắc xin MMR II (Mỹ)

Vắc xin MMR II giúp phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella, được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, với lịch tiêm như sau:

Trẻ từ 12 tháng đến dưới 7 tuổi:

  • Trường hợp đã tiêm vắc xin có thành phần sởi trước đó:
    • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
    • Mũi 2: Tiêm nhắc lại sau 3 năm hoặc khi trẻ 4 - 6 tuổi.
  • Trường hợp chưa từng tiêm vắc xin sởi:
    • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
    • Mũi 2: Tiêm sau 3 tháng kể từ mũi 1.

Trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Tiêm nhắc lại sau 1 tháng kể từ mũi 1.

Giá vắc xin MMR II (Mỹ): 425.000 đồng/liều tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Lưu ý: Giá vắc xin có thể thay đổi tùy theo thời điểm và chương trình khuyến mãi kèm theo.

Vắc xin phối hợp Priorix (Bỉ)

Priorix là vắc xin giúp phòng sởi, quai bị và Rubella, có thể sử dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên theo lịch tiêm như sau:

Trẻ từ 9 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng tiêm vắc xin sởi đơn):

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi đầu 3 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Sau 3 năm hoặc trong độ tuổi 4 - 6 theo khuyến nghị của WHO và CDC Hoa Kỳ.

Trẻ từ 12 tháng đến dưới 7 tuổi:

  • Trường hợp đã tiêm vắc xin sởi trước đó:
    • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
    • Mũi 2: Nhắc lại sau 3 năm hoặc khi trẻ 4 - 6 tuổi.
  • Trường hợp chưa từng tiêm vắc xin sởi:
    • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
    • Mũi 2: Tiêm nhắc lại sau 3 tháng.

Trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Tiêm nhắc lại sau 1 tháng.

Giá vắc xin Priorix (Bỉ): 485.000 đồng/liều.

Lưu ý: Giá vắc xin có thể thay đổi tùy theo thời điểm và chương trình khuyến mãi kèm theo.

Cẩn trọng với nguy cơ biến chứng nặng của bệnh sởi 3
Vắc xin Priorix (Bỉ) giúp phòng sởi, quai bị và Rubella

Vắc xin sởi đơn MVVAC (Việt Nam)

Vắc xin MVVAC là vắc xin sống giảm độc lực, giúp phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có miễn dịch với sởi.

Trẻ từ 9 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa tiêm vắc xin sởi trước đó):

  • Mũi 1: Tiêm trong khoảng thời gian này.
  • Lưu ý: Khi trẻ đủ 12 tháng, có thể tiêm vắc xin sởi - quai bị - Rubella với điều kiện cách ít nhất 1 tháng sau khi tiêm MVVAC.

Giá vắc xin MVVAC (Việt Nam): 255.000 đồng/liều.

Lưu ý: Giá vắc xin có thể thay đổi tùy theo thời điểm và chương trình khuyến mãi kèm theo.

Lịch tiêm có thể thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe và lịch sử tiêm chủng. Để được tư vấn chi tiết và cập nhật thông tin mới nhất, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Có thể phòng tránh bệnh sởi bằng cách tiêm vắc xin sởi 4
Đặt lịch tiêm phòng sởi nhanh chóng, tiện lợi tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu

Bài viết đã khép lại, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những biến chứng nặng của bệnh sởi cũng như tầm quan trọng của việc phòng ngừa. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, trong đó quan trọng nhất là tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn góp phần kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan rộng trong xã hội. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân cũng là cách hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởibệnh sởi