Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy dinh dưỡng thai nhi là hiện tượng thai kỳ nguy hiểm, gây tổn hại về mặt thể chất và trí não cho thai nhi.
Một đứa trẻ sinh đủ tháng nhưng vẫn nhẹ cân (khoảng 2,5kg khi mới sinh) được gọi là suy dinh dưỡng thai nhi. Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn não bộ thai nhi phát triển mạnh nhất, nếu suy dinh dưỡng xảy ra trong giai đoạn này làm não bộ của bé chậm phát triển và nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh. Một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong giai đoạn bào thai thì khi sinh ra, con sẽ chịu những tổn hại về mặt thể chất và tinh thần. Cụ thể:
Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn: Vitamin A và C rất cần thiết đối với sự miễn dịch của trẻ. Sự thiếu hụt các vitamin, nhất và là vitamin này là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện để các vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập gây bệnh cho con như là các bệnh sởi, hô hấp, tiêu chảy,...
Dễ hạ thân nhiệt: Trẻ bị suy dinh dưỡng thường nhạy cảm với nhiệt độ môi trường, do vậy, khi thời tiết chuyển đột ngột sẽ làm thân nhiệt của con hạ xuống rất nhanh. Vậy nên, vào những ngày lạnh, mẹ nhớ giữ ấm cho con, tắm cho trẻ bằng nước ấm.
Dễ hạ đường huyết: Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai cũng dễ bị hạ đường huyết. Các biểu hiện giúp mẹ nhận biết là khóc, rên, run rẩy, tím tái, co giật, nặng hơn là ngưng thở. Tuy nhiên, cho con bú sữa mẹ ngay khi chào đời cũng là cách để giúp con phòng tránh tình trạng này.
Chậm phát triển cân nặng và tầm vóc: Suy dinh dưỡng thai nhi thường cho ra đời một đứa trẻ nhẹ cân, thấp còi. Do vậy, các mẹ phải cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và nên cho con bú tiếp tục đến khi con được 2 tuổi. Do vậy, việc chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thai nhi đòi hỏi cần có sự nỗ lực rất nhiều từ người mẹ.
Di chứng về tâm thần: Trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng thai nhi ở mức độ nặng có thể làm tổn thương vòng đầu của con. Chính vì vậy, nó sẽ để lại những di chứng về tâm thần, biểu hiện là chậm phát triển tư duy, kém thông minh, khù khờ. Việc chăm sóc trẻ cần có sự phối hợp tốt giữa phía người mẹ và đội ngũ bác sĩ.
Để phòng tránh suy dinh dưỡng thai nhi, việc chăm sóc sức khỏe người mẹ cần được lưu ý hàng đầu. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý để có một thai kỳ thành công và thai nhi bị suy dinh dưỡng sẽ được lấy lại sức khỏe và phát triẻn khỏe mạnh nhất.
Ăn đầy đủ các chất. Các nguồn thực phẩm tốt cho bà bầu để bổ sung dinh dưỡng là thịt, tôm, cá, trái cây và các loại đậu.
Mẹ cũng nên uống bổ sung viên sắt để phòng tránh tình trạng thiếu máu.
Chú ý điều kiện làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Tránh căng thẳng hoặc thường xuyên phải lo âu dẫn đến stress,...
Không được hút thuốc lá; tránh xa rượu, bia, các thực phẩm có cồn hoặc chứa chất kích thích khác.
Cần có kế hoạch hóa gia đình. Các gia đình nên đẻ thưa, không nên đẻ khi còn quá ít tuổi (dưới 18 tuổi) và nhiều tuổi quá (trên 35 tuổi) sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng thai suy dinh dưỡng.
Tuân thủ lịch khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé, nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý.
Hy vọng một số thông tin trên đây sẽ hữu ích cho các mẹ bầu trong vấn đề chăm sóc thai kỳ. Các mẹ nhớ thực hiện đầy đủ những lưu ý trên để giúp bé yêu được chào đời khỏe mạnh, thông minh nhé!
Thủy Nguyễn
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.