Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tác dụng của cao đinh lăng là gì bạn đã biết chưa?

Ngày 23/07/2022
Kích thước chữ

Quy trình sản xuất và thành phần cơ bản khi bào chế cao đinh lăng cũng giống như các loại thuốc nam khác. Đây là loại thuốc nam tốt cho sức khỏe và hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Nhờ việc nấu thành cao mà đinh lăng được bảo quản lâu hơn và ứng dụng dễ dàng hơn.

Cây đinh lăng thường được làm thức ăn hoặc nguyên liệu làm thuốc trong Đông y. Thành phần chính được sử dụng là phần lá và rễ chiết xuất thành cao. Hiện nay nhiều người sử dụng cao của loại cây này như một loại thuốc bổ, chữa suy nhược cơ thể và nhiều công dụng khác. Để hiểu hơn về tác dụng và cách sử dụng cao đinh lăng mời bạn theo dõi tiếp bài viết.

Cao đinh lăng là gì?

Cao đinh lăng là một loại dược liệu được chiết xuất từ rễ và củ của cây đinh lăng. Một loại cây thuộc họ nhân sâm, tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms. Lá của cây có thể hái dùng quanh năm nhưng củ và rễ chỉ thu hoạch vào mùa thu đông. Vì lúc này rễ mềm, chứa nhiều dinh dưỡng. Một số chất được tìm thấy trong đinh lăng như glucozid, flavonoid, tanin, axit amin, vitamin B1. Ngoài ra, hợp chất polyacetylen được phân lập thành panaxynol, panoxydol, heptadeca1,8 (E) -diene-4,6-diyn-3, 10 diol,… Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống một số dạng ung thư.

Trong dân gian, bộ phận cây đinh lăng thường được dùng làm thuốc là lá cây đinh lăng, rễ đã phơi hay sấy khô. Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng được hơn 5 năm, vào mùa này rễ mềm và chứa nhiều hoạt chất. Đào gốc, rửa sạch, gọt bỏ vỏ rễ, cắt khúc, phơi nơi thoáng mát vẫn giữ được đặc tính, sau khi phơi khô, rễ sẽ quăn lại và thường được cắt thành lát mỏng. Đinh lăng để làm rượu gừng và mật ong: Cho 5% gừng vào rượu đinh lăng sống, trộn đều để rượu gừng thấm đều, sao qua với lửa nhỏ. Thêm mật ong, trộn đều cho mật ong quyện vào đinh lăng. Dùng 5 lít rượu gừng 5% gừng và 5kg mật ong với mỗi 100kg đinh lăng.

Tác dụng của cao đinh lăng là gì bạn đã biết chưa? 1 Cao đinh lăng được chiết xuất từ rễ và củ cây đinh lăng

Tác dụng của cao đinh lăng với sức khỏe con người

Cũng giống như cây đinh lăng, cao đinh lăng có các tác dụng như sau:

  • Tăng cường sức khỏe, giảm lo âu, mệt mỏi. 
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon ngủ ngon, tăng cân. 
  • Bảo vệ gan, lợi tiểu, giảm đau, hạ sốt, trị ho, ho ra máu. 
  • Kích thích miễn dịch, tăng khả năng chống lại bệnh tật. 
  • Ngoài ra, đinh lăng đã được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng giống như nội tiết tố estrogen giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như cáu gắt, bốc hỏa, khó ngủ,... giúp ăn ngon và duy trì tâm trạng ổn định.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Mặc dù cao đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ như

  • Uống quá nhiều cao đinh lăng có thể gây say, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, tiêu chảy
  • Là loại dược liệu có độc tính thấp, với hàm lượng saponin trong cây nếu sử dụng lâu dài có thể gây vỡ hồng cầu ở gan, tim, phổi, dạ dày,... 
  • Cao đinh lăng là một vị thuốc quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nếu muốn sử dụng, tốt nhất nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất về việc sử dụng sản phẩm này.
Tác dụng của cao đinh lăng là gì bạn đã biết chưa? 2 Cây đinh lăng có nhiều tác dụng có lợi cho sức khoẻ, tăng sức đề kháng, giúp ăn ngon ngủ ngon

Cách sử dụng cao đinh lăng

Cao đinh lăng được chia làm 3 dạng chính là lỏng, đặc và khô. Cao khô và đặc thường được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng. Còn loại dùng để pha với nước là một dạng chất lỏng, hơi sánh và có mùi thảo dược tự nhiên. Muốn dùng cao có hiệu quả thì phải dùng đúng cách, nếu không sẽ gây tác dụng phụ. Để sử dụng cao đinh lăng đúng bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn cụ thể sau: 

  • Tùy thuộc vào hàm lượng chất dinh dưỡng của cao đinh lăng mà từng nhà sản xuất sẽ đưa ra tỷ lệ pha trộn phù hợp. Bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để sử dụng có hiệu quả. Tỷ lệ pha không nên quá đặc hoặc quá loãng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của cao đinh lăng.
  • Nên pha cao đinh lăng với nước ấm và uống khi còn ấm vì lúc đó các chất dinh dưỡng trong chiết xuất đinh lăng sẽ được hấp thụ tốt hơn. 
  • Không bao giờ pha với các loại nước khác như sữa, trà, cà phê,... Vì có thể ảnh hưởng đến công dụng của sản phẩm và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nên uống sau khi ăn 30 phút hoặc uống với bữa ăn nhẹ. Không uống khi đói vì lượng tanin cao có thể làm rối loạn dạ dày và gây buồn nôn, khó chịu.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia Đông y trước khi sử dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng cao đinh lăng

Khi sử dụng cao đinh lăng cần lưu ý các điều sau:

  • Không uống lúc đói vì lượng tanin lớn trong rễ cây đinh lăng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. 
  • Chất saponin trong đinh lăng có thể gây tán huyết. Vì vậy hãy uống đúng liều lượng, không nên sử dụng trong thời gian dài.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai, rong kinh, người bị rối loạn đông máu, xuất huyết.
  • Uống quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Phụ nữ đang cho con bú không được dùng nếu không có chỉ định.
Tác dụng của cao đinh lăng là gì bạn đã biết chưa? 3 Mẹ đang cho con bú muốn dùng cao đinh lăng để hỗ trợ sức khoẻ cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tác dụng cao đinh lăng như cách sử dụng đúng cách và tác dụng hữu ích với sức khỏe con người. Hãy lưu ý khi sử dụng để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, để sử dụng sản phẩm được hiệu quả và an toàn nhất nhé.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm