Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đề phòng bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai

Ngày 21/11/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng rối loạn đông máu trong thai kỳ là một biến chứng nguy hiểm dẫn đến sự hình thành bất thường của cục máu đông trong lòng mạch. Chúng ta cần đề phòng bệnh lý này vì chúng có thể gây nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe của mẹ và bé.

Cứ 5 phụ nữ mắc chứng rối loạn đông máu thì có một người xảy ra những biến chứng thai kỳ. Vì thế phụ nữ mang thai cần đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi cũng như tầm soát những nguy cơ của bệnh rối loạn đông máu thai sản.

Những đối tượng có nguy cơ mắc chứng rối loạn đông máu trong giai đoạn mang thai

Đề phòng bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai 1Rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé
  • Mang thai quá sớm dưới 16 tuổi và hoặc quá muộn, trên 35 tuổi.
  • Phụ nữ đã từng bị sảy thai khoảng 3-5 lần, tuổi thai nhi trước tuần thứ 10.
  • Sinh đẻ nhiều hơn 5 lần với khoảng cách giữa các lần mang thai dưới 6 tháng.
  • Thai bị chết lưu hoặc sinh non trước tuần thứ 34.
  • Có tiền sử mắc hội chứng tiền sản giật hoặc đái tháo đường liên quan đến bệnh mạch máu.
  • Phụ nữ trong quá trình mang thai từng bị huyết khối, làm những công việc liên quan đến thể lực.
  • Từng có tiền sử thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung do mẹ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Mắc những bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và huyết học như rối loạn tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, bệnh thận mãn tính, lupus ban đỏ hệ thống...
  • Trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm trùng hoặc mắc những bệnh như sốt rét, lao, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm âm đạo.. cũng dẫn đến bệnh rối loạn đông máu.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mắc bệnh rối loạn đông máu trong thai kỳ vô cùng nguy hiểm, chúng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé đồng thời dễ dẫn đến những biến chứng sau:

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm chiếm tỷ lệ 1-5% ở những phụ nữ mắc bệnh rối loạn đông máu thai kỳ 2Bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai gây nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé

Hạn chế tăng trưởng trong tử cung

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung do mẹ rối loạn đông máu sẽ khiến cho chất dinh dưỡng đến con bị thiếu hụt. Điều này làm cho thai chậm tăng trưởng, khiên cho những bộ phận trên cơ thể em bé đều chậm phát triển hoặc chỉ có đầu và não của bé phát triển thường.

Thiểu năng/ suy nhau thai bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai

Khi còn là bào thai, thai nhi nhận oxy từ mẹ để duy trì sự sống và phát triển nhờ lượng máu của mẹ cung cấp mỗi ngày. Nếu như mẹ mắc chứng rối loạn đông máu sẽ làm rối loạn vòng tuần hoàn này khiến cho thai nhi không được cung cấp đủ oxy sẽ gây ra suy thai.

Tình trạng suy thai sẽ khiến cho trẻ sinh ra bị thiểu năng, bại não, tinh thần và thể chất của bé có khả năng bị ảnh hưởng, chiêm tỉ lệ 20% các ca sinh. Ngoài ra bệnh này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung từ đó ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.

Tiền sản giật

Đề phòng bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai 3Tiền sản giật chiếm tỷ lệ 1-5% ở những phụ nữ mắc bệnh rối loạn đông máu thai kỳ

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm chiếm tỷ lệ 1-5% ở những phụ nữ mắc bệnh rối loạn đông máu thai kỳ. Bệnh với 3 triệu chứng điển hình là tăng huyết áp, protein niệu và phù. Bệnh sẽ khiến máu đông rải rác trong lòng mạch gây xuất huyết võng mạc, rau bong non, chảy máu trong gan và có thể gây tử vong cho mẹ đến 23% vì điều trị nó rất khó khăn.

Băng huyết

Rối loạn đông máu gây xuất huyết, giảm tiểu cầu gây chảy máu bất thường khiến lượng máu mẹ mất sau sinh tăng hơn 80%, xảy ra hiện tượng băng huyết. Băng huyết sẽ gây thiếu máu trầm trọng và gây viêm nhiễm cho cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này. Hiện tượng này có thể khiến mẹ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh, số lượng hơn 500ml và được xem là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các bà mẹ. 

Đề phòng bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai bằng cách

Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách và nên siêu âm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất sắt. Nếu mẹ dùng thêm sắt hoặc những vitamin thì cần có ý kiến tư vấn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc trong thai kỳ.

Trong suốt giai đoạn hậu sản, sản phụ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi cẩn thận, giữ tâm trạng ổn định, ăn uống điều độ hợp lý, tránh stress, tức giận…

Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn mới mang thai đồng thời giữ vùng kín sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Với những nhóm phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn đông máu thì cần được chú ý và theo dõi trong suốt quá trình mang thai.Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường nghi ngờ bị rối loạn đông máu, thai phụ cần được đưa đến các cơ sở chuyên khoa y tế để điều trị nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình.

Vận động ở mức nhẹ nhàng, vừa với sức, tránh các hoạt động mạnh gây hại cho thai nhi.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm