Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Tác hại của bạo lực học đường tới sự phát triển của trẻ em

Ngày 20/02/2024
Kích thước chữ

Bạo lực học đường có thể bao gồm các hành vi như lăng mạ, đánh đập, đe dọa, tẩy chay, cô lập, làm nhục, hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông để xúc phạm và gây tổn thương tinh thần cho nạn nhân ảnh hưởng rới sự phát triển của trẻ em. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tác hại của bạo lực học đường.

Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi có chủ ý  thường diễn ra giữa các học sinh trong môi trường học đường. Đây là hình thức bạo hành hoặc quấy rối mà một hoặc một nhóm học sinh thực hiện đối với một hoặc nhiều học sinh khác, thường là những em không có khả năng tự bảo vệ mình.

Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

Bạo lực học đường là hành vi đối xử độc hại và có chủ đích, bao gồm cả tâm lý và vật lý, mà một hoặc nhiều học sinh thực hiện đối với một hoặc nhiều học sinh khác, những người không có khả năng tự vệ.

tac-hai-cua-bao-luc-hoc-duong-toi-su-phat-trien-cua-tre-em 1.jpg
Bạo lực học đường là hành vi đối xử độc hại 

Đây không chỉ là một vấn đề đặc trưng của Việt Nam mà còn là một vấn đề phổ biến trên toàn cầu. Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống Tội phạm Liên Hợp Quốc, hàng năm trên toàn cầu có khoảng từ 4 đến 6 triệu học sinh liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Theo UNICEF, trung bình mỗi 3 học sinh trong độ tuổi từ 13 đến 15, có ít nhất một em bị bắt nạt. Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam, trung bình mỗi năm học, trên cả nước có khoảng 1.600 trường hợp học sinh tham gia vào các vụ đánh nhau. Con số này ám chỉ rằng mỗi ngày có tới 5 vụ đánh nhau xảy ra.

Ngoài ra, một số thống kê khác cho thấy rằng mỗi khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị bỏ học vì bạo lực học đường. Một số vụ việc thậm chí vượt quá mức độ xô xát thông thường, trở thành các hành vi vi phạm pháp luật.

tac-hai-cua-bao-luc-hoc-duong-toi-su-phat-trien-cua-tre-em 2.jpg
Bỏ học vì bạo lực học đường

Thống kê năm 2012 đã chỉ ra rằng tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước. Và dự báo cho thấy con số này có khả năng tiếp tục tăng, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội.

Mặc dù có nhiều vụ việc được báo cáo và biết đến, nhưng chúng chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Có rất nhiều trường hợp bạo lực học đường mà nạn nhân phải chịu đựng một cách im lặng, không được công khai và không được giải quyết.

Bạo lực học đường không chỉ là các xích mích, cự cãi giữa các em học sinh, mà còn mở rộng ra sự tham gia của các phụ huynh, tạo ra những vấn đề phức tạp và hậu quả lâu dài. Bạo hành học đường đã trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều tác động tiêu cực kéo dài.

Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn lan rộng ra xã hội với nhiều hệ luỵ.

Tác hại của bạo lực học đường tới sự phát triển của trẻ em về thể chất

Tác động của bạo lực học đường đối với sức khỏe thể chất là rất đáng lo ngại. Thương tích trên cơ thể là hậu quả phổ biến và dễ nhận biết nhất của bạo lực học đường. Những người bắt nạt thường sử dụng bạo lực trực tiếp, có thể là đánh nhau bằng tay hoặc sử dụng các công cụ. Có thể kể đến việc sử dụng vật để hành hung như dép, guốc (chiếm 28%), gậy gộc (chiếm 8%), gạch đá (chiếm 4%); thậm chí là vật dụng nguy hiểm như dao lam, ống tuýp nước (chiếm 0,7%). Mức độ thương tích phụ thuộc vào loại vũ khí sử dụng.

tac-hai-cua-bao-luc-hoc-duong-toi-su-phat-trien-cua-tre-em 3.jpg
Thương tích trên cơ thể là hậu quả phổ biến và dễ nhận biết của tác hại của bạo lực học đường

Nguy cơ tàn phế và tử vong là điều cần lưu ý với bạo lực học đường, đặc biệt khi nó thường diễn ra dưới hình thức tập thể. Nạn nhân không chỉ bị hành hạ bởi một cá nhân mà còn là một nhóm người. Trong những trường hợp như vậy, hậu quả về sức khỏe thể chất có thể rất nghiêm trọng và không thể dự đoán trước được. Có những trường hợp, tác động của bạo lực học đường có thể gây tàn phế hoặc thậm chí là mất mạng.

Nhiều người cho rằng việc các em học sinh tham gia vào các cuộc đánh nhau là điều bình thường trong môi trường học đường. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, những xô xát nhỏ có thể dẫn đến những vết thương nghiêm trọng hơn và gây ra hậu quả lâu dài không mong muốn.

Tác hại của bạo lực học đường tới sự phát triển của trẻ em về tâm lý

Tác động của bạo lực học đường đối với tâm lý là vô cùng nghiêm trọng, bởi bạo hành học đường có thể mang nhiều hình thức như trêu chọc, xô đẩy, ngáng chân, đe dọa, bịa đặt, tạo tin đồn, dè bỉu, bình phẩm ác ý về giới tính hoặc ngoại hình, cô lập, làm nhục.

tac-hai-cua-bao-luc-hoc-duong-toi-su-phat-trien-cua-tre-em 4.jpg
Tác động của bạo lực học đường đối với tâm lý trẻ em là vô cùng nghiêm trọng

Hậu quả của bạo lực học đường đối với tâm lý bao gồm:

Tự ngược đãi: Mặc dù những tổn thương trên cơ thể có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng tổn thương tinh thần thường không thể nhìn thấy được. Theo một khảo sát, có đến 18% số học sinh từng tự tổn thương bản thân sau khi trải qua bạo lực học đường.

Tâm lý suy sụp: Nạn nhân của bạo lực học đường thường phải chịu đựng những tổn thương tinh thần, cảm thấy chán nản, cô đơn và suy sụp. Cảm giác sợ hãi hoặc bị ám ảnh bởi cách đối phó với kẻ bắt nạt có thể gây ra căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.

Bạo lực học đường càng trở nên phổ biến hơn trong thời đại công nghệ thông tin, khi trước đây, bạo lực thường xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp, còn ngày nay, người ta có thể thực hiện bạo lực thông qua màn hình máy tính. Các kẻ bạo hành có thể sử dụng từ ngôn từ, hình ảnh, video đến các nội dung nhạy cảm để làm tổn thương, làm nhục nạn nhân. Tác động và hậu quả của loại hình bạo lực học đường này không kém phần nguy hiểm so với bạo lực vật lý.

Những người chịu tác hại của bạo lực học đường chủ yếu là các em học sinh, những người ở độ tuổi còn trẻ và dễ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tâm lý không ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.