Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Tăng sắc tố da là gì có điều trị được không?

Ngày 08/03/2022
Kích thước chữ

Nếu bỗng nhiên bạn thấy tình trạng một vùng da trên tay, mặt, lưng sẫm màu đi rất có thể bạn đã gặp phải triệu chứng tăng sắc tố da. Hầu hết theo ghi nhận các rối loạn sắc tố da thường xuất hiện ở làn da tối màu. Những người có sử dụng chất làm trắng tại chỗ càng dễ gặp tình trạng này hơn.

Khi bị bị tăng sắc tố da các vùng da trên cơ thể sẽ không được đều màu gây mất thẩm mỹ. Thường thì các vết thâm mụn, tàn nhang, nám, hoặc do các tình trạng khác như bệnh vẩy nến, bệnh chàm sẽ kéo theo tình trạng da bị tăng sắc tố.

Tăng sắc tố da là gì?

Tăng sắc tố da là một thuật ngữ rất rộng, chỉ các tình trạng da không đều màu xuất hiện trên da. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi sản sinh quá nhiều sắc tố melanin bởi các tác động có hại trên da nhằm bảo vệ da của bạn.

Đa số tình trạng này thường không gây hại hay tổn hại đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên bạn cũng phải  lưu ý trong một số trường hợp, đây là triệu chứng của một số bệnh lý khác.

Tăng sắc tố da là gì có điều trị được không?

Tăng sắc tố da có thể là triệu trứng của một số bệnh lý bạn cần quan tâm

Nguyên nhân khiến da bạn bị tăng sắc tố

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất gây tăng sắc tố da đó chính là tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Melanin đóng vai trò quan trọng sản sinh một lớp kem chống nắng cho da. Và mặt trời lại là tác nhân khiến melanin được sản sinh nhiều hơn nhằm bảo vệ bạn khỏi tia cực tím có hại, làm cho làn da trở nên rám nắng. Quá trình tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn quá trình này, kéo theo tình trạng tăng sắc tố da. Khi các đốm da tối màu xuất hiện, càng tiếp xúc với nắng thì càng kích thích các đốm này nhiều hơn, gây sậm màu hơn.

Da tổn thương (tăng sắc tố sau viêm)

Khi tình trang da bạn bị tổn thương bởi các tác nhân có hại, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm. Khi vết thương trên da lành hẳn, vùng da đó sẽ trở nên phẳng lại và có màu sắc sậm hơn khu vực xung quanh. Tình trạng này  xảy ra khi bạn vừa thực hiện điều trị thẩm mỹ như: Điều trị laser, mặt nạ hóa học hoặc sau khi bạn bị mụn. Ngoài ra do bị tổn thương do trầy xước, bỏng, bầm tím, bệnh chàm, vảy nến, phát ban….cũng là yếu tố dẫn gây tăng sắc tố. Đặc biệt, các bạn nên chú ý việc viêm da do tiếp xúc với thuốc nhuộm henna hay quá trình xăm hình vì nó có thể gây ra bội tăng sắc tố da.

Ảnh hưởng của nội tiết tố

Nám và tàn nhang là những biểu hiện dễ thấy trong những dạng của tăng sắc tố da. Khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi sẽ kích thích quá trình sản sinh melanin quá mức. Tình trạng rối loạn nội tiết tố estrogen hoặc do dùng một số loại thuốc có thể gây tình trạng tăng sắc tố da đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.

Di truyền

Nám da cũng có thể xuất hiện do di truyền các nhà nghiên cứu đã chứng minh nếu bạn có cha mẹ mắc bệnh này thì phần trăm bạn bị cũng rất cao. Có đến 45% nám da do di truyền trong tất cả những trường hợp bị nám da.

Những biểu hiện của bệnh tăng sắc tố da

Đốm nâu sắc tố

Đốm sắc tố bao gồm đốm nắng, đốm đồi mồi, đốm gan, tàn nhang,… là hậu quả khi bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Điển hỉnh dễ thường thấy nhất đó là vùng da mặt và da tay của bạn. Những đốm nâu sắc tố này chính là biểu hiện của tình trạng tăng sắc tố da. 

Chúng có xu hướng xuất hiện khi bạn già đi và là một tình trạng phổ biến. Ghi nhận theo các nghiên cứu người độ tuổi trung niên hay già hơn thường dễ mắc phải tình trạng này. Các đốm này thường có kích thước từ 0.2-2 cm với hình dạng bất thường và đường viền tối màu.

Sạm, nám da

Đây là hai loại tăng sắc tố da thường gặp nhất hiện nay. Triệu chứng này xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng nư vẫn chiếm đa số. Nám da, sạm da là tình trạng xuất hiện đốm, mảng trên da có màu sắc đậm hơn so với những vùng xung quanh. Phân bố ở cổ, tay, và đặc biệt là vùng mặt sẽ dễ gặp tính trạng này hơn.

Tăng sắc tố da là gì có điều trị được không?

Sạm, nám da là hai biểu hiện dễ thấy của tăng sắc tố da

Tàn nhang

Tàn nhang cũng là một biểu hiện dễ thấy chứng minh về việc tăng sắc tố da. Các vết này xuất hiện không đồng đều, đặc biệt là những vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên. Nó thường xuất hiện với những người có làn da trắng, thường xuyên không có bảo hộ dưới ánh nắng mặt trời.

Điều trị tăng sắc tố da như thế nào thì hiệu quả?

Sự gia tăng của melanin gây tình trạng tăng sắc tố nắm được nguyên nhân này việc điều trị tăng sắc tố da không khó.

Thoa kem chống nắng hằng ngày

Thoa các sản phẩm kem chống nắng là một cách giảm thiểu tình trạng da sạm do tia UV của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, nên tìm hiểu loại da của mình là loại nào. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu để có sự lựa chọn đúng đắn.

Sử dụng gel có thành phần thiên nhiên

Bạn cũng có thể làm giảm sắc tố da bằng cách sử dụng nha đam. Olaphim có trong nha đam giúp làm giảm sắc tố da bằng cách hạn chế sản xuất melanin trong da. Gel lô hội, hay các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, bạn có thể sử dụng hàng ngày mà không quá lo lắng da bị kích ứng.

Không nên chạm mạnh hoặc nặng da

Không nên nặn hay chạm vào các điểm, vẩy và mụn trứng cá để có thể ngăn ngừa tăng sắc tố hình thành sau da bạn bị tổn thương.

Biện pháp ngăn ngừa tăng sắc tố da

Sử dụng kem chống nắng

Bạn nên sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 50 và chống được cả tia UVA và UVB là tốt nhất. Đặc biệt là trước khi ra ngoài trời nắng, đừng lười hãy thoa ngay cho mình 1 lớp kem để bảo vệ làn da của bạn.

Trang bị những phụ kiện chống nắng

Trang bị những phụ kiện chống nắng trước khi ra ngoài cũng là một cách hữu hiệu hạn chế tình trạng tăng sắc tố da. Nên sử dụng kết hợp áo chống nắng, đội mũ rộng vành, cầm ô, đeo kính râm để đạt hiệu quả cao nhất.

Tăng sắc tố da là gì có điều trị được không?

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn hạn chế việc da của mình xấu đi

Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa là cách giúp bạn giảm tình trạng da tăng sắc tố đơn giản mà lại hiệu quả. Tránh ăn những thực phẩm dầu mỡ nhiều, thức ăn chế biến sẵn.

Phân bổ thời gian ngủ nghỉ khoa học phù hợp với từng độ tuổi. Không nên khuya bởi thức khuya sẽ khiến da càng thâm xỉn, tối màu.

Điều trị mụn trứng cá và viêm da đúng cách

Nếu da của bạn đang có tình trạng viêm nhiễm như: Mụn trứng cá hoặc chàm... Hãy sử dụng sản phẩm chăm sóc da chống viêm đúng cách. sau khi vết thương lành, nên sử dụng các sản phẩm thuốc điều trị tăng sắc tố da theo đơn của bác sĩ.

Tùy theo tình trạng tăng sắc tố da của từng người sẽ khác nhau và quá trình điều trị lâu hay mau cũng khác nhau. Hãy chuẩn bị cho mình một quy trình chăm sóc da và ăn uống, sinh hoạt khoa học để hạn chế tình trạng này.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin