Long Châu

Thắc mắc: Cá chép đỏ có ăn được không?

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cá chép đỏ là các sản phẩm được lai tạo từ biến thể của cá chép Koi thân ngắn, chúng có màu sắc đỏ hoặc vàng đỏ rất đẹp mắt. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc rằng, liệu loại cá chép đỏ có ăn được không?

Cá chép từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam chúng ta. Khác với cá chép thường, cá chép đỏ đi vào vầng thơ trong ngày rằm tháng Tám Âm lịch, hay cá chép đỏ xuất hiện làm lễ vật nhiều nhất trong ngày cúng tiễn Ông Công Ông Táo về Trời trong ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.

Không những thế, loài cá chép được nhắc đến trong truyền thuyết vượt Vũ môn quan hóa rồng từ lâu đã trở thành bài học đáng quý về sự can đảm, bền bỉ và vượt khó, đi vào lòng hầu hết người dân Việt Nam. Do đó, có rất nhiều thắc mắc được đặt ra rằng, không biết liệu loài cá chép đỏ có ăn được không? Hãy cùng đội ngũ Nhà Thuốc Long Châu chúng tôi tìm hiểu, giải đáp thắc mắc qua bài viết này ngay nhé!

Đặc điểm của cá chép đỏ

Cá chép đỏ Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản và đây là loài cá cảnh được lai từ cá chép Nhật. Khác với giống cá chép ta có màu sắc đỏ nhạt hoặc hơi vàng ít được ưa chuộng, cá chép đỏ có thể dễ dàng phân biệt bằng việc quan sát ở đuôi và màu sắc đỏ cờ rất đặc trưng.

Giống cá chép đỏ hầu như rất ít có mầm bệnh. Tuy nhiên, cá chép đỏ lại rất mẫn cảm với nguồn nước. Mỗi tháng, hầu như người nuôi phải tháo nước và tiêu nước bị ô nhiễm. Loài cá chép đỏ này có khả năng chịu nhiệt độ thấp nên thời tiết dù có rét đậm, rét hại chúng vẫn có thể không bị ảnh hưởng chúng. Không những thế, cá chép đỏ là giống cá ăn tạp. Thức ăn của cá chép đỏ rất đơn giản, có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như cỏ, cám, rong rêu, rau băm nhỏ, tận dụng nguồn thực vật phù du, sinh vật phù du hay các loại cá tạp băm nhỏ.

Thắc mắc: Cá chép đỏ có ăn được không?1 Cá chép đỏ rất ít mầm bệnh và có khả năng chịu nhiệt độ thấp

Cá chép đỏ có nhiều loại, tuy nhiên Làng cá chép đỏ ở Thủy Trầm từ lâu đã trở thành thương hiệu của Việt Nam. Bằng việc Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã công nhận thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm và tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm từ đó khiến cá chép đỏ được bảo hộ trên phạm vi toàn quốc.

Cá chép đỏ có ăn được không?

Cá chép đỏ thường sinh sản khi thời tiết ấm dần, thường là vào tháng 2 Âm lịch. Cá chép đỏ thường chậm lớn. Các chú cá chép con khi mới sinh trưởng thường chỉ bằng nửa đốt ngón tay và sau 6 tháng phát triển, chúng to lên khoảng hai đến ba ngón tay. Để cá chép đỏ phát triển đều và khỏe mạnh, người nuôi phải chăm sóc đúng mật độ và cho ăn đầy đủ.

Khi cá chép đỏ khi đạt từ 1 kg trở lên có thể làm thực phẩm, chế biến thành cá món ăn khác nhau. Do đó, để trả lời cho thắc mắc: Cá chép đỏ có ăn được không – thì câu trả lời là Có.

Thịt của cá chép đỏ giàu dinh dưỡng, giàu vitamin cần thiết như vitamin A, B, D… thơm ngon như cá chép trắng thông thường. Tuy nhiên, do cá có màu đỏ rất đẹp, lại gần gũi với các truyền thuyết về cá chép vượt Vũ môn hóa rồng hay cá chép cúng tiễn Táo quân về Trời nên nhiều người chỉ nuôi và sử dụng cá chép đỏ chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu về tín ngưỡng và không phát triển nuôi cá để phục vụ thương phẩm.

Thắc mắc: Cá chép đỏ có ăn được không?2 Cá chép đỏ có ăn được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người

Những trường hợp không nên ăn cá chép

Cá chép nói chung được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể ăn cá chép. Đặc biệt, đối với một số người mắc bệnh hoặc đang điều trị bằng thuốc đông y có thành phần cam thảo, khi ăn cá chép có thể gây độc, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong. Không những thế, cá chép có tính dương và không nên ăn cùng với thịt gà. Đồng thời, không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có nguy cơ sinh ra độc tố không tốt cho cơ thể.

Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn cá chép mà bạn đọc có thể tham khảo:

Người đang bị bệnh gan và thận

Thịt cá chép rất giàu đạm, những người bị bệnh gan lại cần giảm lượng protein và kiểm soát lượng đạm nạp vào cơ thể. Do đó, những người bị bệnh gan, cần tuyệt đối không nên ăn thịt cá chép. Ngoài ra, đối với những người đang mắc các vấn đề về thận như sỏi thận, bệnh về đường tiểu có sỏi cũng không nên ăn cá chép.

Nguyên nhân là vì những bệnh nhân này cần phải kiểm soát lượng axit uric trong máu. Mặt khác, cá chép lại giàu kali nên những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận như suy thận tốt nhất không nên ăn.

Người có tiền sử xuất huyết hay chảy máu

Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép rất giàu axit eicosapentaenoic. Đây là thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, có khả năng chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.

Các bệnh nhân có các bệnh liên quan hoặc có tiền sử mắc bệnh huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu diễn ra bất thường không nên ăn cá chép.

Những người mắc bệnh Gout

Theo các chuyên gia cho biết, những người bị bệnh Gout cần tuyệt đối không được ăn cá chép. Bởi cá chép là một trong những thực phẩm giàu Purine - đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Gout.

Những người bị dị ứng với cá chép

Mặc dù thành phần dinh dưỡng trong cá chép được đánh giá cao, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này, đặc biệt đối với những người có thể trạng dễ bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với cá chép trước đó.

Thắc mắc: Cá chép đỏ có ăn được không?3 Những người có cơ địa dị ứng và có tiền sử dị ứng không nên ăn cá chép

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc về vấn đề cá chép đỏ có ăn được không. Hi vọng những thông tin về cá chép đỏ có trong bài viết này sẽ làm hài lòng quý độc giả, giúp bạn đọc có một góc nhìn mới về loài cá chép đỏ rất gần gũi với người dân Việt Nam chúng ta.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Soyte.namdinh.gov.vn

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm