Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Thắc mắc: Độn cằm có đánh răng được không?

Ngày 04/02/2023
Kích thước chữ

Ngày nay, độn cằm đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Độn cằm đúng cách sẽ giúp cho bạn cải thiện vẻ đẹp, giúp cho bạn tự tin hơn và lôi cuốn hơn. Tuy nhiên, đối với những người mới thực hiện độn cằm thường có nhiều lo lắng và thắc mắc, trong đó có vấn đề độn cằm có đánh răng được không?

Mỗi ngày, giữ gìn vệ sinh răng miệng là việc làm không thể bỏ qua, bởi sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe tổng trạng của con người. Dù bạn bận rộn như thế nào đi chăng nữa, việc đánh răng mỗi ngày 2 lần là việc nên làm với mục đích vệ sinh răng miệng cũng như giúp chúng ta tự tin hơn mỗi ngày.

Bên cạnh đó, ngày nay với các công nghệ thẩm mỹ làm đẹp được đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại… việc độn cằm hầu như đã không còn quá xa lạ đối với giới trẻ cũng như những người có xu hướng đam mê làm đẹp. Vậy đối với những trường hợp độn cằm có đánh răng được không?

Độn cằm có đánh răng được không?

Phẫu thuật thẩm mỹ ngày nay đã tạo nên nhiều thay đổi, giúp tạo hình nhan sắc cho các chị em. Một chiếc cằm thô bè, cằm ngắn, lẹm… sẽ dễ dàng được thay thế thành một dáng cằm thon gọn tự nhiên thông qua phẫu thuật độn cằm. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật độn cằm, rất nhiều người thường thắc mắc liệu độn cằm có đánh răng được không? Hiểu được những lo lắng, cũng như những băn khoăn của các chị em, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc thông qua những thông tin dưới đây.

Độn cằm là một hình thức thẩm mỹ tương đối đơn giản và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người thực hiện. Tuy nhiên, đây vẫn là một phương pháp làm đẹp có can thiệp dao kéo lên cơ thể, đặc biệt là vùng cằm rất gần với khu vực miệng. Do đó, vào những ngày đầu sau khi phẫu thuật độn cằm, bạn không nên đánh răng kể cả đối với bàn chảy thường hay bàn chảy điện.

Khi đánh răng, kể cả đối với bàn chảy đánh răng thường và cả bàn chảy điện, việc lông bàn chải va chạm vào vùng cằm sẽ khiến bạn đau nhức và thậm chí có thể tăng nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng. Vào những ngày đầu sau khi độn cằm, bạn không nên đánh răng mà hãy chờ đến khi vết thương lành hẳn thì mới nên thực hiện. Thay vào đó, bạn có thể vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày và sau khi ăn.

Thắc mắc: Độn cằm có đánh răng được không?1 Độn cằm có đánh răng được không - là thắc mắc của rất nhiều người

Những lưu ý cách chăm sóc sau khi độn cằm

Ngoài yếu tố tay nghề của bác sĩ thẩm mỹ, việc chăm sóc sau phẫu thuật cũng là yếu tố rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng sở hữu chiếc cằm đúng với ý muốn. Do đó, nhiều chị em sau khi độn cằm thường lăn tăn, lo lắng về cách chăm sóc như thế nào là hợp lý. Dưới đây là những “mẹo” nhỏ sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn cho việc chăm sóc sau phẫu thuật mà bạn có thể tham khảo:

  • Sau khi phẫu thuật, nên thường xuyên chườm lạnh đúng cách, chườm lạnh nhẹ nhàng lên vùng cằm bị sưng nhằm hạn chế tình trạng sưng và đau đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật độn cằm.
  • Nên làm sạch da xung quanh bằng khăn ẩm, tránh và hạn chế tối đa để nước rơi vào vết thương, nhằm tránh bị vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm trùng.
  • Sau khi độn cằm, không nên tham gia các hoạt động mạnh như: Các môn bơi lội, tập võ, bóng chuyền, bóng đá, chạy nhảy… nhằm phòng tránh tình trạng dáng cằm bị lệch không mong muốn.
  • Hạn chế tối đa va chạm vào cằm, không cười lớn cũng như không nên dùng tay chạm, sờ, nắn hoặc đẩy cằm…
  • Nên tuân thủ việc uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ, nên thường xuyên quay trở lại bệnh viện để thăm khám kiểm tra tình trạng cằm trong khoảng thời gian đầu.
Thắc mắc: Độn cằm có đánh răng được không?2 Chiếc cằm đẹp sẽ giúp bạn lôi cuốn và thu hút mọi ánh nhìn

Những lưu ý về việc kiêng khem sau khi độn cằm

Ngoài những lưu ý về cách chăm sóc, vấn đề dinh dưỡng cũng như những việc nên kiêng khem sau khi độn cằm sẽ giúp bạn phòng tránh những rủi ro không đáng có. Không những thế, việc kiêng khem đúng cách sau khi độn cằm còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ngoài giúp vết thương chóng lành mà còn giúp thể trạng nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật. Dưới đây là những việc nên kiêng khem mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Tuyệt đối không nên ăn những thức ăn quá dai, cứng… bởi việc nhai thức ăn có thể ảnh hưởng đến dáng cằm. Thay vào đó, bạn nên ăn những thức ăn mềm như cháo (gạo tẻ), các món được nấu nhừ, món canh hay món súp…
  • Không nên tiêu thụ những thức ăn có khả năng gây sẹo lồi, mưng mủ vết thương và ảnh hưởng đến sự phục hồi như: Rau muống, thịt bò, các món ăn được làm từ gạo nếp như xôi chè…
  • Nên tránh những có chứa các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, thuốc lá và cà phê.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày đặc biệt là những loại nước ép từ trái cây và rau củ, nhằm giúp bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
  • Nên cung cấp và xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin A, C và nhóm protein… Đồng thời, bạn hãy thông thái và không nên kiêng khem quá mức, bởi việc kiêng khem không đúng cách có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể trạng cũng như quá trình hồi phục vết thương.
Thắc mắc: Độn cằm có đánh răng được không?3 Nên tăng cường bổ sung nước ép chứa vitamin A, C sau độn cằm

Mặc dù chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về độn cằm có đánh răng được không ở những thông tin được đề cập phía trên. Tuy nhiên, sau mỗi lần ăn uống, bạn đọc nên súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng được thẩm mỹ viện cung cấp nhằm hạn chế tình trạng hôi miệng cũng như tích tụ cặn thức ăn, lâu ngày dẫn đến sâu răng.

Trên đây là những thông tin gửi đến quý độc giả về chủ đề độn cằm có đánh răng được không, hi vọng mang lại giá trị nhất định cho quý bạn đọc. Việc chăm sóc vết thường và chăm sóc sức khỏe, vệ sinh răng miệng sau khi độn cằm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục. Chúc cho bạn đọc nhanh chóng sở hữu được dáng cằm như ý muốn, tự tin hơn trong cuộc sống và thành công hơn trong công việc bạn nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm