Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ mà các bà mẹ cần chú ý đó là ăn quá nhiều trái cây trong suốt thời kỳ mang thai. Nhiều người trong chúng ta
Nhiều người trong chúng ta lớn lên theo hướng dẫn của kim tự tháp thực phẩm, nó giúp chúng ta ăn uống một cách khoa học và điều độ. Trong đó, chúng ta cần ít nhất 2-4 phần trái cây và 3-5 phần rau mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai cũng vậy, trái cây thực sự là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu, tuy nhiên việc gì xảy ra khi bạn ăn quá nhiều trong thời kỳ thai nghén, hãy cũng đọc bài viết để tìm hiểu vấn đề này nhé.
Trái cây và rau củ được khuyến cáo như một phần của chế độ ăn uống để mang thai khỏe mạnh. Đặc biệt, ăn nhiều trái cây được đề xuất như là cách hiệu quả giúp kiềm chế cơn thèm ăn đối với đồ ngọt như socola hay nước ngọt có đường. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng việc tiêu thụ quá nhiều trái cây trong những tháng mang bầu có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc ăn nhiều trái cây và tiểu đường thai kỳ, các nhà khoa học chỉ ra rằng ăn quá nhiều trái cây sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở thời kỳ thai nghén hơn.
Theo đó, tiêu thụ rất nhiều trái cây có nghĩa là bạn đang tiêu thụ rất nhiều fructose. Mặc dù đây là đường có nguồn gốc tự nhiên, và tốt hơn nhiều so với các loại đường đã qua chế biến, song fructose vẫn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tiêu thụ một lượng lớn trái cây thường xuyên sẽ có khả năng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn theo cách làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ.
2. Làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc chứng bệnh tiểu đường thời kỳ thai nghén
Trong thời kỳ mang thai, chúng ta được khuyên tránh uống nước ngọt có đường, hạn chế tiêu thụ caffeine, không uống rượu, theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể, các thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong suốt thai kỳ. Và tựu chung lại thì chúng ta vẫn được khuyên cần ăn trái cây và rau xanh, nhưng với một lượng vừa phải.
Trái cây cung cấp cho chúng ta chất xơ, calo, và một loạt các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bao gồm vitamin và chất chống oxy hoá. Tuy nhiên, phương pháp canh tác hiện đại đã ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của hoa quả, bao gồm cả lượng fructose. Phần lớn trái cây tươi chúng ta tiêu thụ đã được trồng với các loại thuốc kích thích và hóa học để được ngọt và trông hấp dẫn, tươi ngon hơn. Kết quả là trái cây có hàm lượng fructose cao hơn.
Vì vậy, mặc dù trái cây là một thực phẩm hoàn toàn tự nhiên nhưng phần lớn những gì chúng ta tiêu thụ có thể không an toàn. Tiến bộ trong nông nghiệp là điều tốt song cách thức trồng trọt của một số nhà nông khiến thực phẩm bị nhiễm độc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe . Vì vậy mà để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì các bà mẹ cần sáng suốt lựa chọn nguồn trái cây an toàn và tiêu thụ chúng với một lượng vừa phải.
Trong thời gian ngắn, chắc chắn là không! Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng thì không thể thiếu các loại trái cây bởi như đã đề cập ở trên, nó có chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa…tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, ngoài việc chỉ ra rằng ăn nhiều trái cây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì nghiên cứu này cũng cho thấy tiêu thụ quá nhiều trái cây có chỉ số glycemic từ vừa đến cao cũng đưa ra kết quả tương tự. Cụ thể, việc thường xuyên sử dụng các loại hoa quả như cam, quýt hay các loại trái cây nhiệt đới với chỉ số glycemic cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Vì vậy, để đảm bảo có được sức khỏe tốt trong thời gian mang bầu cũng như hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh khác, đặc biệt là tim mạch. Bạn nên tiêu thụ thức ăn có chứa chất đạm và trái cây có chỉ số glycemic thấp. Điều này sẽ giữ lượng đường trong máu ổn định hơn.
Trong thời kỳ mang thai nếu mắc bệnh tiểu đường thì quả là một vấn đề lớn. Vì tiểu đường thai kỳ gây ra một số rủi ro cho thai phụ như: dẫn đến một số biến chứng khi mang thai, thai nhi phát triển chậm hơn bình thường và thậm chí tiểu đường thai kỳ còn cai thiệp vào quá trình sinh nở của thai phụ. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra vấn đề về lượng đường trong máu ở trẻ sơ sinh.
Vì những hệ lụy mà bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén gây ra, các bà mẹ nên lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống cân bằng và điều độ để em bé phát triển tốt và khỏe mạnh. Hãy tránh xa tất cả những nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.
Phương Phương
Nguồn: Bellybelly
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.