Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có nghĩ mình đã quen với những thói quen ngủ không tốt dưới đây nên cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải và không thể tập trung? Có lẽ không ít người có thắc mắc rằng: tại sao
Có lẽ không ít người có thắc mắc rằng: tại sao tôi luôn đi ngủ đúng giờ mỗi tối và luôn ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày nhưng tôi vẫn cảm thấy mệt mỏi và uể oải sau khi thức dậy? Điều này thực sự khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên nguyên nhân khiến cơ thể thiếu sức sống và mệt mỏi trong trường hợp này có thể không liên quan đến thời gian ngủ mà vì bạn đã làm những thói quen ngủ không tốt. Điểm qua 8 điều dưới đây xem bạn đang vướng phải những sai lầm nào nhé.
Cuộc sống đi theo nhịp sinh học (còn gọi là đồng hồ sinh học) nhất định, là chu kỳ thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày, liên quan đến sự buồn ngủ và tỉnh táo ở mỗi thời điểm. Đi ngủ vào một thời gian khác nhau mỗi đêm tức là đang phá vỡ chu kỳ này. Điều này có thể dẫn đến buồn ngủ và mệt mỏi khi đang làm việc.
Nếu bạn chỉ ngủ 5-6 giờ vào các ngày trong tuần, trong khi thời gian ngủ vào cuối tuần lại dài gấp đôi, bạn đang một lần nữa phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Ngoài các chứng rối loạn về giấc ngủ, ngủ nướng còn dễ mắc chứng béo phì, tiểu đường tuýp 2 và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì vậy hãy duy trì thói quen ngủ đều đặn kể cả vào cuối tuần nhé.
Bạn cần thức dậy vào lức 7h30 phút thì tốt nhất là nên đặt một mốc chuông báo thức duy nhất vào khung giờ này, chứ không nên đặt đến 5, 6 lần chuông cách nhau 5 – 10 phút đồng hồ, rồi khi chúng kêu bạn lại sinh tâm lý “vẫn còn sớm” và bỏ qua chúng. Điều này khiến bạn rơi vào trạng thái ngủ sâu hơn sau mỗi hồi chuông và cảm thấy mệt mỏi hơn khi thức giấc. Tốt nhất là đặt báo thức vào đúng thời điểm bạn cần phải đứng dậy và tập luyện tinh thần sẵn sàng thức dậy ngay lập tức.
Mở cửa sổ quá lớn hoặc bật đèn quá sáng là thói quen ngủ không tốt, gây hại cho cơ thể vào mỗi buổi sáng. Ánh sáng quá mạnh sẽ khiến mắt bị chói, từ đó cơ thể bạn sẽ ức chế sự sản xuất hormone melatonin dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Vì điều này áp dụng cho cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo chẳng hạn như TV hoặc tín hiệu ánh sáng của điện thoại di động của bạn, do đó, tốt hơn hết là tắt tất cả các thiết bị điện tử trong phòng ngủ của bạn và kéo rèm cửa nhé.
Bữa sáng lành mạnh giúp khởi động đồng hồ sinh học đếm ngược thời gian cho đến khi nghỉ ngơi tiếp theo. Nếu ăn sáng quá muộn hoặc bỏ qua bữa sáng, cơ thể bạn sẽ tăng mức hormone cortisol – khiến cơ thể bị stress nặng nề.
Ăn trước khi đi ngủ có hại không chỉ cho cơ thể mà còn cho giấc ngủ của bạn. Điều này đặc biệt đúng với thực phẩm nhiều đường. Chúng sẽ làm tăng mức cortisol trong cơ thể. Vì vậy bạn không nên ăn pizza, bánh ngọt và khoai tây 5 giờ trước khi đi ngủ và thay thế bằng thực phẩm dễ tiêu hóa cho một chế độ ăn uống lành mạnh hơn như sữa chua hoặc thịt ít béo.
Một phòng gọn gàng và một chiếc giường được làm bằng vải lanh tươi khuyến khích bạn đi ngủ sớm hơn. Để có được một giấc ngủ ngon, hãy thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ để chúng đừng lộn xộn.
Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn, nhưng không phải ngay trước khi đi ngủ. Lý do là vì khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống khi bạn ngủ, và ngâm mình trong nước ấm lại khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, ngăn cản giấc ngủ. Để ngăn ngừa điều đó, hãy tắm ít nhất 1,5 hoặc 2 giờ trước khi ngủ.
Trên đây là những thói quen ngủ không tốt và những điểm cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để giấc ngủ được chọn vẹn hơn. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt!
Linh Đan
Nguồn: Brightside
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.