Viêm dạ dày là gì và cách điều trị bệnh này ra sao luôn là kiến thức mà bạn phải “nằm lòng” để bảo vệ bản thân và gia đình. Bài viết dưới đây mang đến
Viêm dạ dày là gì và cách điều trị bệnh này ra sao luôn là kiến thức mà bạn phải “nằm lòng” để bảo vệ bản thân và gia đình.
Bài viết dưới đây mang đến câu trả lời chính xác nhất cho những ai chưa biết viêm dạ dày là gì.
Viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Bình thường, niêm mạc dạ dày chứa các tế bào đặc biệt sản xuất ra axit, men tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn và lớp màng nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của axit. Tuy nhiên, một khi lớp niêm mạc này bị viêm, nó sẽ tạo ra ít chất nhầy, axit và các men tiêu hóa hơn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa.
Bệnh viêm dạ dày gồm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Trong đó, tình trạng viêm nặng nề niêm mạc dạ dày gọi là cấp tính và viêm kéo dài thì được gọi là mạn tính. Nếu bị viêm dạ dày mạn tính mà không điều trị, bệnh có thể kéo dài nhiều năm thậm chí suốt cả cuộc đời.
Nhiễm trùng Helicobacter pylori (H. pylori, Hp) chính là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày. H.pylori có thể lây nhiễm từ người sang người. Ngoài ra, ở các vùng vệ sinh kém, nó có thể lây nhiễm qua thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn. Tỷ lệ nhiễm trùng H.pylori ở các nước đã phát triển như Mỹ là 20-50% dân số; tỷ lệ nhiễm cao hơn ở các vùng vệ sinh kém, mật độ dân số cao và thậm chí có thể lên tới trên 80% đối với một số nước đang phát triển.
Các triệu chứng này còn được gọi chung là rối loạn tiêu hóa.
Biến chứng của viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày là yếu tố gây ra nguy cơ cho loét dạ dày, polyp dạ dày và u lành tính cũng như ung thư dạ dày. Một số bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính do H.pylori hoặc viêm dạ dày tự miễn có thể phát triển thành viêm dạ dày teo. Bệnh này phá hủy các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất axit và men tiêu hóa ở niêm mạc dạ dày. Nó có thể dẫn tới 2 dạng ung thư: ung thư dạ dày và u lympho liên quan tới niêm mạc dạ dày (MALT) .
Điều trị bệnh viêm dạ dày
Bệnh nhân bị viêm dạ dày cần tuân theo đúng các chỉ dẫn của bác sỹ: uống đúng thuốc, đúng liều lượng, thời gian uống…thì bệnh mới mau khỏi.
Cần tái khám bệnh theo định kỳ: để kiểm soát được tình trạng bệnh hiện tại cũng như xem xét phương pháp điều trị có phù hợp không, người bệnh nên chú ý tái khám theo định kỳ. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc 5 -10 ngày tùy vào mức độ bệnh. Sau khi hết thuốc, bệnh nhân phải quay lại kiểm tra ngay. Ở một số trường hợp bệnh nhân sau khi thăm khám và sử dụng thuốc thì có dấu hiệu bệnh thuyên giảm hơn nên chủ quan cho rằng đã khỏi bệnh và không tái khám. Tuy nhiên, điều này có thể gây nguy hiểm vì cơ thể dễ bị quen thuốc và khó điều trị về sau.
Kiên trì điều trị: Song song với việc sử dụng những liệu pháp hợp lý để chữa trị tận gốc, bệnh nhân cần xác định phải hết sức kiên trì trong điều trị.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: tâm lý căng thẳng mệt mỏi gây ức chế toàn bộ thành ruột và tạo điều kiện cho axit dạ dày tiết ra nhiều hơn nhưng không thể tiêu thụ hết, khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn. Vì vậy, bạn nên tự cân bằng cảm xúc của mình, không nên để tâm lý căng thẳng mệt mỏi gây ảnh hưởng đến quá trình điêu trị bệnh. Ngoài ra người bị viêm dạ dày nên biết điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình ví dụ như: không nằm ngay hoặc vận động mạnh sau khi ăn, dễ gây triệu chứng trào ngược.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng: cần có một chế độ ăn uống hợp lý để bệnh mau khỏi.
Hường
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.