Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không khí khô nóng, ánh nắng mặt trời quá gay gắt hay nước ở hồ bơi… là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô da ở trẻ em. Cùng đọc bài viết
Cùng đọc bài viết để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hiện tượng khô da ở trẻ và cách giải quyết tình trạng này sao cho hiệu quả nhé.
Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng bị khô da và thậm chí vì da bé còn rất nhạy cảm và yếu ớt nên dễ mắc phải hơn. Mùa đông cùng với thời tiết lạnh, không khí quá khô hay máy sưởi trong nhà là các nguyên nhân làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da bé. Mẹ cần lưu ý là kể cả mùa hè bé cũng hay bị khô da do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời gay gắt, máy điều hòa không khí hay nước ở hồ bơi (vốn chứa nhiều clo và muối).
Giảm thời gian tắm
Một trong những nguyên nhân gây khô da ở trẻ đó là mẹ cho bé tắm quá lâu, nước quá nóng hay sử dụng quá nhiều xà phòng tắm. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau thì việc tắm trong bồn tắm hàng ngày không là nỗi lo dẫn đến khô da nữa. Thay vì tắm 30 phút, mẹ hãy giảm thời gian tắm cho bé xuống còn khoảng 10 phút. Sử dụng nước ấm chứ không quá nóng và sử dụng lượng xà phòng vừa phải để lưu giữ độ ẩm tự nhiên cho da bé. Trên thực tế, loại dầu tắm đặc biệt không mùi, không chất tẩy rửa ít gây khô da hơn xà phòng thông thường.
Thoa kem dưỡng ẩm da
Sau khi tắm xong, mẹ lau người cho bé bằng khăn khô và thoa một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ trên toàn thân bé rồi để kem thẩm thấu vào da trong 1-2 phút. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại kem dưỡng mà da bé vẫn bị khô mẹ hãy nghĩ ngay đến các loại dầu chiết xuất từ thiên nhiên cũng có hiệu quả rất tốt trong việc cấp ẩm cho da mà lại rất an toàn cho bé.
Nếu có thể mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho em bé ngày 2 lần, một lần sau khi tắm và một lần khác trong ngày. Nếu bé quá nghịch và không chịu để yên cho mẹ thoa kem, hãy cho bé nghe nhạc hoặc xem một đoạn phim hoạt hình mà bé yêu thích các mẹ nhé. Đối với trẻ đủ tuổi để tự làm hết mọi việc, mẹ hãy tạo thói quen bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày cho em.
Không để da bé tiếp xúc với muối và clo khô
Clo và nước muối là nguyên nhân làm khô da bé sau khi tắm ở bể bơi. Vì vậy, sau khi đi bơi về mẹ xả lại toàn thân bé bằng nước máy và bôi kem dưỡng ngay khi da vẫn còn độ ẩm.
Chạy máy tạo độ ẩm
Nếu không khí trong nhà quá khô, mẹ hãy sử dụng máy làm ẩm phun sương trong phòng bé để làm dịu không khí.
Giữ nước cho cơ thể bé
Da khô thường do thiếu độ ẩm và vì vậy, cung cấp nước cho cơ thể bé là điều mà mẹ nên làm để tránh tình trạng khô da ở trẻ.
Bảo vệ bé bởi ảnh hưởng của thời tiết
Mỗi khi thời tiết trở lạnh và nhiều gió, mẹ cần đeo găng tay, găng chân cho bé để tránh khỏi tình trạng nứt nẻ và khô da.
Tránh các chất gây khô da
Không sử dụng nước hoa trên da bé, xem xét thật cẩn trọng các sản phẩm có chất tẩy rửa và giặt quần áo bé thật thận trọng để không sót cặn xà phòng. Nếu da bé rất nhạy cảm, đừng cho con bạn mặc quần áo có chất vải quá thô hoặc quá chật. Mẹ cũng nên nhớ rằng các loại vải như len đặc biệt gây kích ứng cho làn da khô.
Nếu con bạn bị ngứa và nổi phát ban đỏ trên da, bé có khả năng cao bị chàm hay còn được gọi là viêm da dị ứng, cũng là một trong những bệnh da liễu ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh chàm sẽ thuyên giảm nếu da bé được giữ ẩm thường xuyên, do đó bạn không cần phải vội vã đưa bé tới khám bác sĩ trừ khi những nỗ lực của bạn không có kết quả và tình trạng da của bé ngày một tồi tệ hơn.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, da khô là dấu hiệu cho biết một loại bệnh di truyền được gọi là vảy cá. Bệnh vảy cá khiến da bé có màu đỏ và bong tróc thành từng mảng lớn. Các dấu hiệu kèm theo thường là sự dày lên của lòng bàn chân và bàn tay. Đây là loại bệnh nguy hiểm, vì vậy các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám càng nhanh càng tốt.
Khi đến thăm khám cho bé tại bệnh viện, mẹ hãy nhờ bác sỹ nhi khoa tư vấn các phương pháp chống lại tình trạng khô da. Cần lập kế hoạch thăm khám thường xuyên cho bé nếu mẹ nghi ngờ bé mắc bệnh chàm hoặc bệnh vảy cá. Nếu thấy da bé có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bị sưng xung quanh các vết nứt da thì mẹ cần đưa bé đi khám càng nhanh càng tốt, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm.
Hường
Nguồn: Babycenter
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.