Kinh nguyệt không đều (hay rối loạn kinh nguyệt) là một trong những tình trạng phổ biến ở nữ giới. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì có thể cơ thể các chị em phụ nữ đang gặp vấn đề về nội tiết tố hay bệnh phụ khoa. Để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai về sau này thì các chị em cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Biểu hiện khi chu kỳ kinh nguyệt không đều
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường sẽ từ 26 - 32 ngày và số ngày hành kinh thường kéo dài khoảng từ 3 - 7 ngày, lượng máu mất đi khoảng 50 - 80ml và máu thường có màu đỏ sậm. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi chu kỳ kinh nguyệt không đều:
- Chu kỳ kinh nguyệt những tháng trước đó là 28 ngày, nhưng tháng này lại ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
- Số ngày ra máu kinh ra ít hơn 2 ngày và nhiều hơn 7 ngày.
- Lượng máu kinh bị quá nhiều hoặc quá ít, bị vón cục hoặc bị loãng quá.
- Ra máu bất thường (rong kinh) hoặc không có kinh trong một thời gian dài.
Biểu hiện khi chu kỳ kinh nguyệt không đều
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Để có cách điều trị kịp thời thì các chị em cần phải tìm hiểu rõ căn nguyên dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt này. Nhìn chung, thường là do một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Mất cân bằng nội tiết tố: Hoạt động của hệ nội tiết (bao gồm có estrogen và progesterone) sẽ giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Khi nội tiết tố trong cơ thể bị suy giảm hoặc có sự thay đổi bất thường sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Khi trứng được thụ tinh và đi vào tử cung để phát triển thành thai nhi cũng là lúc cơ thể của chị em phụ nữ ngừng sản xuất hormone kích thích rụng trứng. Điều này đồng nghĩa với việc, các chị em phụ nữ sẽ bị không hành kinh trong suốt thời gian mang thai. Còn ở giai đoạn cho con bú, hormone prolactin sẽ sản xuất sữa mẹ và ức chế hormone kích thích rụng trứng, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, sau khi cai sữa cho bé thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần được ổn định lại.
- Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết: Việc sử dụng loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra máu bất thường ở giữa chu kỳ hoặc lượng máu kinh quá ít/quá nhiều.
- Do bị một số bệnh phụ khoa và bệnh mãn tính: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều là do bị u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung… Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều khác như tăng hoặc giảm cân thất thường, chế độ sinh hoạt ăn uống không hợp lý. Bên cạnh đó, áp lực tâm lý, lo lắng, mệt mỏi cũng sẽ khiến hormone cortisol tiết ra nhiều, điều này sẽ ngăn cản quá trình sản xuất estrogen và progesterone khiến kinh nguyệt không đều.
Hậu quả của tình trạng kinh nguyệt không đều
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:
- Khó kiểm soát khi kinh nguyệt đến bất ngờ, lượng máu ra nhiều và kéo dài trong nhiều nhiều ngày sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi.
- Mặc dù các chị em bị kinh nguyệt không đều vẫn có thể có thai nhưng sẽ khó khăn hơn và tỷ lệ đậu thai cũng thấp hơn. Do đó, cần phải có cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều để có cách khắc phục để điều hòa kinh nguyệt và tăng cường quan hệ tình dục.
- Kinh nguyệt không đều cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang…
Cách điều hòa kinh nguyệt giúp ổn định sức khỏe sinh sản
Dưới đây là một số giải pháp giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều, điều hòa kinh nguyệt để có một sức khỏe sinh sản ổn định nhất:
- Đối với những chị em đang trong độ tuổi sinh sản thì nên chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu thấy có các biểu hiện những biểu hiện bất thường thì hãy đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để tìm hiểu căn nguyên của bệnh và có cách xử lý kịp thời.
- Đối với những chị em đang trong độ tuổi dậy thì hoặc trong độ tuổi tiền mãn kinh thì đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không cần phải quá lo lắng.
- Xây dựng một thói quen sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe. Điều này sẽ giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn, giảm thiểu những rối loạn nội tiết.
- Thay đổi thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, nên uống nhiều nước và ăn nhiều các loại thực phẩm tốt cho kinh nguyệt như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, đu đủ, củ mài đắng… Đồng thời hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm có tính hàn, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, không nên quá lo lắng, sợ hãi bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tuyến yên và quá trình rụng trứng.
- Thường xuyên bổ sung estrogen để giúp cân bằng nội tiết tố nữ, điều này sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Cách điều hòa kinh nguyệt giúp ổn định sức khỏe sinh sản
Trên đây là mộ số chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều cũng như cách khắc phục để có một sức khỏe sinh sản thật tốt. Hy vọng sẽ giúp các chị em có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)